Tiếng Việt | English

08/06/2015 - 08:00

Chăn nuôi an toàn sinh học: Từng bước giải quyết khó khăn

Bài 2: Chợ LIFSAP - “sạch” nhưng…

Giá cả bấp bênh, dịch bệnh diễn biến phức tạp, yêu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường ngày càng cao,... là những yếu tố đòi hỏi nông dân phải có sự thay đổi, chuyển biến trong nhận thức, phương pháp chăn nuôi. trong đó, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) là một trong những biện pháp cấp thiết, hướng nông dân vào khuôn khổ, chuyên nghiệp hơn từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến vận chuyển, buôn bán sản phẩm gia súc, gia cầm. Bên cạnh những lợi ích thiết thực, việc áp dụng ATSH thời gian qua cũng gặp một số khó khăn chưa thể giải quyết triệt để, nhằm hướng tới nền chăn nuôi theo hướng bền vững trong tương lai,...

Chợ Kiến Tường, chợ thực hiện LIFSAP tốt nhất trong tỉnh

Dự án (DA) Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (gọi tắt là LiFSap) do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trương, được ngân hàng thế giới tài trợ. Mục tiêu của Da là nâng cao hiệu quả sản xuất cho người chăn nuôi quy mô hộ gia đình, giảm thiểu tác động môi trường trong chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ vật nuôi đi kèm với tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm (attp) trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi.
Tại Long An, tổng số vốn thực hiện DA khoảng 5 triệu USD. Chợ LIFSAP là một trong những nội dung chủ yếu của DA. Tính từ năm 2012 đến nay, DA LIFSAP đã nâng cấp và bàn giao đưa vào sử dụng 19 chợ thực phẩm tươi sống (trừ chợ Tân Thạnh, thị trấn Tân Thạnh), hiện đang nâng cấp 5 chợ (Cầu Voi, Kỳ Son, Hưng Điền B, Bình Phong Thạnh, Tân Ninh); đến năm 2015 DA sẽ tiếp tục nâng cấp 2 chợ Lộc Giang (xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa) và chợ Thanh Phú Long (huyện Châu Thành) với tổng số quầy đã nâng cấp, đưa vào sử dụng và đang dự kiến lên đến gần 750 quầy trong toàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện nâng cấp chợ thực phẩm tươi sống, mặc dù nhận được sự quan tâm của Ban quản lý (BQL) DA LIFSAP, BQL chợ nhưng vẫn còn những tồn tại, khó khăn vướng mắc.

Người dâN hưởNg lợiTheo như chúng tôi quan sát, các chợ sau khi nâng cấp đều có mặt quầy bán thịt lát đá granic hoặc bằng inox, xung quanh quầy ốp gạch men.

Tại mỗi quầy có trang bị vòi nước rửa tay, dụng cụ bán hàng, giàn móc treo thịt bằng thép không gỉ thuận lợi cho việc buôn bán của các hộ tiểu thương,...BQL DA đã cấp máy phun nước cao áp phục vụ cho công tác vệ sinh tại các chợ đã bàn giao đưa vào sử dụng. Ngoài ra, hằng năm BQL DA còn đấu thầu mua sắm các trang thiết bị cho các chợ thực phẩm tươi sống, đưa vào sử dụng (như quần áo bảo hộ lao động cho nhân viên vệ sinh chợ, tạp dề, thùng chứa rác,....) BQL DA tổ chức nhiều lớp tập huấn về quy trình vận hành chợ cho các hộ tiểu thương.

Rõ ràng khi đầu tư xây dựng, chợ LIFSAP đều nhằm tạo ra một khu buôn bán thịt sống bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng người dân tin dùng trong lựa chọn sản phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng."SạCh" NhưNg CON vắNg…Trong 19 chợ được DA nâng cấp và đưa vào sử dụng, có một số chợ được BQL DA cũng như chính quyền địa phương và người dân đánh giá thực hiện khá tốt như chợ Rạch Kiến (Cần Đước), chợ Khánh Hậu (TP.Tân An), chợ Tầm Vu (huyện Châu Thành),...Trong số đó, phải kể đến chợ Kiến Tường (chợ Mộc Hóa cũ, thị xã Kiến Tường) được nhận định là sạch đúng nghĩa.

Dạo một vòng quanh khu vực LIFSAP của chợ Kiến Tường, chúng tôi nhận thấy, tình hình buôn bán tại đây diễn ra khá trật tự, sạch sẽ. Các tiểu thương đều thực hiện đầy đủ những quy định của LIFSAP. Theo anh Trần Minh Sang - BQL chợ Kiến Tường, chợ được nâng cấp và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2012 đầu năm 2013 với 56 quầy. Từ đó đến nay, hầu hết các quầy này đều có tiểu thương vào mua bán (trừ 2 quầy đang tạm ngưng do tiểu thương bận việc).

Hằng tháng, các hộ tiểu thương tự đóng góp tiền làm kinh phí để trả công cho người hằng ngày dọn vệ sinh khu vực buôn bán... Bên cạnh đó, BQL chợ thường đi kiểm tra việc buôn bán, làm vệ sinh tại các quầy để tránh tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, gây mất trật tự và ảnh hưởng đến những hộ kinh doanh khác.Chị Bùi Thị Kim Nhị, quầy số A48, tiểu thương chợ Kiến Tường cho rằng, phần lớn các chị đều bỏ mối cho những khách hàng tại các chợ xã nên chợ hoạt động rất sớm. Từ khi tham gia LIFSAP chị cũng như các tiểu thương ở đây làm việc rất thuận lợi, tiện nghi hơn trước. Giữa các lối đi có lát gạch, mỗi người đều có ý thức giữ gìn vệ sinh quanh khu vực buôn bán của mình và các quầy lân cận.

Mặc dù được DA LIFSAP đầu tư khá quy mô (mỗi quầy khi xây dựng được DA hỗ trợ từ 50 triệu - 60 triệu đồng) nhưng có một số chợ như chợ Bàu Trai (thị trấn Hậu Nghĩa), chợ Bến Lức (thị trấn Bến Lức) khi đi vào hoạt động, tỷ lệ số hộ tiểu thương vào lấp đầy vẫn còn thấp, thậm chí có nơi vẫn để trống như chợ Tân Thạnh (thị trấn Tân Thạnh).

Theo đó, chợ Bàu Trai chỉ có 25/36 quầy có tiểu thương vào bán, trong đó có 3 hộ (tập trung khu vực ngoài chợ) mặc dù được BQL vận động vào khu vực LIFSAP để bày bán nhưng đã hơn một năm nay, tình trạng này vẫn còn tái diễn. Đây cũng là vướng mắc đang gặp phải tại chợ Bến Lức mà suốt thời gian qua, BQL chợ cũng chưa có cách nào để giải quyết được. Chợ chỉ có 24/40 quầy có tiểu thương vào bán, các hộ còn lại mặc dù có đăng ký LIFSAP nhưng kiên quyết không vào. Những hộ này chủ yếu tập trung bán ở khu vực ngoài chợ với những kệ, bàn thô sơ; thậm chí có những hộ còn để cả thịt bày bán tạm bợ dưới đất.

Chị Trần Thị Thủy, tiểu thương chợ Bến Lức thông tin, do người dân có thói quen chạy xe vào trong lồng chợ nên những quầy thịt bày bán ở bên ngoài khu vực LIFSAP thường bán được nhiều hơn. Những quầy này nằm gần lộ hoặc mặt tiền nên thu hút khách hàng. Còn quầy của chị và một số tiểu thương khác bị khuất bên trong nên tâm lý chung của người tiêu dùng thường ít để ý. Vì vậy, từ khi vào bán ở khu vực này, lượng thịt heo của chị ít hơn trước đây.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều tiểu thương chưa thích vào LIFSAP. Từ đó có thể dễ dàng nhận thấy, chưa có sự cạnh tranh công bằng giữa các tiểu thương mặc dù sản phẩm của họ được đánh giá là sạch.Trong tất cả các chợ được LIFSAP nâng cấp phải kể đến chợ Tân An (phường 2) là chợ có có quy mô đầu tư xây dựng nhiều nhất với 115 quầy, kinh phí gần 6,4 tỉ đồng.

Khi DA nâng cấp, hứa hẹn đem đến một chợ kiểu mẫu được xem là bộ mặt của trung tâm TP.Tân An nhưng thực tế hiện nay, chúng tôi nhận thấy tình hình vệ sinh tại chợ rất nhếch nhác, thậm chí bốc mùi hôi khiến nhiều người than phiền.Như chúng tôi được biết, trong số 115 quầy đăng ký LIFSAP có khoảng 10 hộ tiểu thương (6 hộ bán thịt heo, 4 hộ thịt gia cầm) dù rất nhiều lần được vận động vào khu vực LIFSAP nhưng họ vẫn bán bên ngoài.

Ngặt nỗi, 10 hộ này chịu sự quản lý của UBND phường 2 chứ không phải BQL chợ nên rất khó để có hình thức xử lý.Cùng xuất phát điểm như nhau, đều được DA hỗ trợ giống nhau nhưng có một số chợ lại thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó, cũng có không ít chợ lại hoạt động chưa hết công năng. Vậy vấn đề vướng mắc từ đâu? Phải chăng, khi nâng cấp xây dựng và trong quá trình hoạt động đã không có sự hỗ trợ tích cực trong công tác quản lý của chính quyền địa phương? làm SaO dUy Trì?Không thể phủ nhận những hiệu quả mà DA đem lại, tuy nhiên trong quá trình hoạt động, khó khăn lớn nhất hiện nay của các chợ chính là việc duy trì vận hành theo quy trình LIFSAP.

Do đó, có nhiều hộ đăng ký quầy LIFSAP nhưng vẫn không vào buôn bán; một số chợ vệ sinh chưa đạt, có những nơi tiểu thương chưa chấp hành đúng với cam kết như đội nón, mặc tạp dề, ủng...Trưởng BQL chợ Bến Lức - Lê Hà Hoàng Danh nhận định, trước hết vệ sinh ở chợ chưa được bảo đảm, một phần là do số lượng tiểu thương vào quầy của LIFSAP chưa đủ nên tiền thuê làm vệ sinh hằng ngày khá lớn, vì vậy khâu làm vệ sinh còn bỏ ngõ. 26 hộ tiểu thương buôn bán bên ngoài (chủ yếu là gia cầm), vận động nhiều lần không được nhưng chưa có biện pháp để xử lý.

Về vấn đề này, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bến Lức - Đinh Văn Ba kiến nghị: Thời gian tới cần có sự phối hợp của nhiều ngành liên quan, cơ quan chức năng để tìm cách khắc phục tình trạng trên. Ông đề xuất cần có biện pháp chế tài, hoặc cơ sở pháp lý nào đó xử lý nghiêm, tạo tính răn đe để tiểu thương thực hiện. Đối với vệ sinh xung quanh khu vực LIFSAP, nếu chưa có người đứng ra dọn dẹp, bản thân tiểu thương phải khắc phục bằng cách tự quét dọn mỗi quầy bán thịt của từng người.Riêng chợ Tân An (phường 2),

Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP.Tân An - Phạm Ngọc Long cho biết, việc giữ gìn vệ sinh chung đang là vấn đề nan giải của ngành chức năng tại khu vực này. Người dân nhận thức được vấn đề nhưng ý thức tự giác của họ chưa cao. Mặc dù tại khu vực của LIFSAP đều có điểm tập trung rác nhưng một phần tiểu thương (chủ yếu là các tiểu thương buôn bán mặt hàng trái cây, rau quả) vẫn vứt rác một cách lung tung, bừa bãi.

Ngoài ra, diện tích khi xây dựng khu LIFSAP cũng nhỏ (1.000m2), mỗi quầy chỉ vài m2, rất chật chội dẫn đến tình trạng tiểu thương phải tận dụng thêm những nơi không đúng quy định của LIFSAP để bố trí để thịt không bảo đảm. Để khắc phục tình trạng này, theo ông Long vào đầu năm 2015, TP.Tân An sẽ tiếp tục nâng cấp, cải tạo hệ thống cống thoát nước tại chợ Tân An (phường 2). Đồng thời, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động để tiểu thương có ý thức, thay đổi hành vi giữ gìn vệ sinh chung.

NGUYỆT NHI-PHẠM NGÂN
 

Chia sẻ bài viết