Tiếng Việt | English

27/03/2018 - 11:14

Để nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát huy lợi thế

Bài cuối: Gỡ vướng mắc, tạo đột phá

Long An từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tạo đột phá, phát huy lợi thế của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tạo hướng đi bền vững trong nền nông nghiệp hiện đại.

Tăng cường mô hình điểm để học tập, nhân rộng

Tăng cường mô hình điểm để học tập, nhân rộng

Hoàn thiện hạ tầng

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Văn Tiều cho rằng: Địa phương trong vùng dự án nên rà soát kỹ hạ tầng, nhất là công trình bức thiết để sở tổng hợp, báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, đầu tư trước và có kế hoạch ưu tiên bố trí vốn cho các công trình này. Tỉnh cần giao chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành, địa phương để nâng cao tinh thần trách nhiệm”.

“Chúng tôi sẽ kiểm tra lại, làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Nam để dùng vốn đối ứng giữa hai bên, đầu tư hệ thống điện phục vụ sản xuất; phối hợp Công ty Điện lực Long An tính toán giá điện hợp lý cho người dân” - Giám đốc Sở Công Thương - Lê Minh Đức thông tin về việc đầu tư hệ thống điện phục vụ sản xuất.

>>Xem thêm

Bài 1: Chưa thể “cất cánh”

Bài 1: Chưa thể “cất cánh” 

Cập Nhật 26/03/2018

Hơn 2 năm triển khai thực hiện, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Long An bước đầu đạt một số kết quả.

Tăng cường mô hình điểm, tìm kiếm đầu ra

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lê Văn Hoàng chia sẻ: Địa phương nhanh chóng xác định các công trình, ưu tiên các công trình bức thiết trong vùng đề án để tỉnh có phương hướng, giải pháp hỗ trợ phù hợp. Sở cũng ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ vùng sản xuất nông nghiệp ƯDCNC. Mặt khác, người dân cần thay đổi tư duy, tập quán sản xuất kiểu cũ sang ứng dụng khoa học - kỹ thuật, liên kết trong chuỗi sản xuất.

Đặc biệt, sở tăng cường mô hình điểm để các địa phương, người dân tham quan, học tập, làm cơ sở nhân rộng. Sở phối hợp ban, ngành liên quan xây dựng lại tiêu chí đánh giá hoạt động hợp tác xã (HTX), hướng dẫn nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật; triển khai sâu, rộng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến với người dân; kiểm tra chất lượng giống trước khi đưa đến người dân sản xuất”.

Cũng theo ông Lê Văn Hoàng, sở thường xuyên phối hợp các đơn vị xúc tiến đầu tư, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; tổ chức các gian hàng tại TP.HCM, một số điểm bán rau an toàn trong tỉnh để người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận.

Hợp tác xã phải thay đổi cơ chế, dịch chuyển theo hướng thị trường để tìm được đầu ra ổn định (thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp - Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Phước Thịnh tăng thêm thu nhập từ 4-5 triệu đồng khi tham gia sơ chế sản phẩm)

Hợp tác xã phải thay đổi cơ chế, dịch chuyển theo hướng thị trường để tìm được đầu ra ổn định (thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp - Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Phước Thịnh tăng thêm thu nhập từ 4-5 triệu đồng khi tham gia sơ chế sản phẩm)

Còn Giám đốc Sở Công Thương - Lê Minh Đức cho rằng: Thị trường trong nước là thị trường tiềm năng nhưng chưa khai thác hiệu quả. Người dân phải có trách nhiệm, bảo đảm sản phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm phải đóng gói, có mã vạch để truy xuất nguồn gốc. Có như vậy, mới tạo được niềm tin cho người Việt, tránh được tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, giảm nguy cơ được mùa - rớt giá, mất mùa - rớt giá như hiện nay.

Phải thay đổi tư duy sản xuất

Giám đốc HTX Nông nghiệp - Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Phước Thịnh - Đặng Duy Dũng cho biết: “Hiện nay, nông sản của HTX có thị trường tiêu thụ ổn định (chủ yếu TP.HCM). Thành viên của HTX có thêm thu nhập từ 4-5 triệu đồng/tháng (không tính lợi nhuận khi tham gia sản xuất) từ việc sơ chế rau ban đầu. Khoảng 70% nguồn hàng vào được cửa hàng, siêu thị và có hợp đồng ổn định. Để làm được điều này, HTX thay đổi rất nhiều, chuyển đổi sang cơ chế chế thị trường. Nếu xã viên tìm được hợp đồng tiêu thụ cho HTX sẽ được chia hoa hồng”.

Phải thay đổi tập quán sản xuất cũ để tạo ra sản phẩm chất lượng

Phải thay đổi tập quán sản xuất cũ để tạo ra sản phẩm chất lượng

Theo Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - Võ Quan Huy, chúng ta phải đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; phải thay đổi tư duy sản xuất, bắt tay với các nhà nông học để được hỗ trợ thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chăn nuôi, trồng trọt; đặc biệt, sản xuất nông nghiệp phải theo hướng hữu cơ để bắt kịp xu hướng thời đại, không thể sản xuất ra các sản phẩm theo cách cũ vì thị trường sẽ khó chấp nhận.

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, để nông nghiệp ƯDCNC phát huy lợi thế, phải tìm được cơ chế đồng bộ và khoa học về đầu tư, quản lý, kinh doanh, vận hành phù hợp với cơ chế thị trường; giải quyết thành công mối quan hệ về trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích giữa 4 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học và các đối tượng phục vụ khác. Về thị trường tiêu thụ, cần nắm bắt cơ hội và thách thức, chủ động hội nhập quốc tế, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường. Về thu hút doanh nghiệp đầu tư, các dự án phát triển nông nghiệp ƯDCNC, cần rà soát lại tất cả chính sách đã có, vận dụng các chính sách đi vào cuộc sống; đề xuất các chính sách mới; tăng cường đối thoại doanh nghiệp để tháo gỡ,... Mặt khác, đầu tư trọng tâm các sản phẩm nông nghiệp ƯDCNC chủ lực (lợi thế vùng, miền, địa phương)./.

Thanh Mỹ

Chia sẻ bài viết