Tiếng Việt | English

11/07/2015 - 18:35

Bằng chứng vững chắc về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa - Trường Sa

Trong khuôn khổ Festival Biển Nha Trang 2015, ngày 11-7, tại TP Nha Trang, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng UBND tỉnh Khánh Hòa khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý.”

Với nhiều tư liệu, văn bản, ấn phẩm và gần 100 bản đồ được trưng bày là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế. Đây là một phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông.

Các bằng chứng này được thể hiện bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Trung Quốc.

 

Chủ quyền biển đảo Việt Nam được thể hiện rõ cho người dân và du khách xem tại Quảng trường 2/4 TP Nha Trang

Chủ quyền biển đảo Việt Nam được thể hiện rõ cho người dân và du khách xem tại Quảng trường 2/4 TP Nha Trang
Triển lãm cho thấy các nhà nước Việt Nam từ thời phong kiến đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa ngày nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều vùng biển, đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam.

 

Tài liệu của Việt Nam từ thời phong kiến đã nhắc đến chủ quyền Hoàng Sa

Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được soạn, vẽ, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

 

Bản đồ cổ 1695 của Hà Lan tặng cho Việt Nam thể hiện ranh giới Trung Quốc đến đảo Hải Nam

Bản đồ phương tây thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam

Đặc biệt, triển lãm giới thiệu 4 tập bản đồ và 30 bản đồ do các nhà nước Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử, cho thấy Trung Quốc không hề xác lập chủ quyền và quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 

Bản đồ Trung Quốc năm 1947 thể hiện rõ ranh giới nước này chỉ đến đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa - Trường Sa

Bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa - Trường Sa

Chủ quyền Việt Nam

Biên niên Nha khí tượng Đông Dương xuất bản năm 1940 ghi nhận tại đài khí tượng đặt tại đảo Hoàng Sa, Phú Lâm (Hoàng Sa) bà Ba Bình (Trường Sa)

Đây chỉ là một phần thể hiện về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam không thể chối cãi mà các nhà nghiên cứu, chính quyền trong và ngoài nước thu thập được./.

Kỳ Nam/Theo nld.com.vn

Chia sẻ bài viết