Tiếng Việt | English

08/06/2015 - 08:00

Chăn nuôi an toàn sinh học: Từng bước giải quyết khó khăn

Giá cả bấp bênh, dịch bệnh diễn biến phức tạp, yêu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường ngày càng cao,... là những yếu tố đòi hỏi nông dân phải có sự thay đổi, chuyển biến trong nhận thức, phương pháp chăn nuôi. trong đó, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) là một trong những biện pháp cấp thiết nhất, hướng nông dân vào khuôn khổ, chuyên nghiệp hơn từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến vận chuyển, buôn bán sản phẩm gia súc, gia cầm. Bên cạnh những lợi ích thiết thực, việc áp dụng ATSH trong thời gian qua cũng còn gặp một số khó khăn chưa thể giải quyết triệt để, nhằm hướng tới nền chăn nuôi theo hướng bền vững trong tương lai,...

Bài 1: An toàn sinh học - cơ hội chuyển mình của ngành chăn nuôi

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã triển khai một số dự án (DA) thiết thực, hỗ trợ tối đa cho nông dân trong phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, bền vững. những Da đã được thực hiện không chỉ nhằm nâng cao nhận thức mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng. trong đó, một số Da nổi bật bao gồm Da LiFSap (cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm), Da Vahip (phòng, chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt nam) hay huyện Châu thành cũng có đề tài nghiên cứu khoa học “Chăn nuôi gà tàu thả vườn theo hướng ATSH”,...


Được biết, DA VAHIP chủ yếu thiên về bảo vệ sức khỏe của người và vật nuôi, ngăn chặn, đẩy lùi các loại dịch bệnh nguy hiểm ngay từ cơ sở. Long An là 1 trong số 11 tỉnh trên cả nước được chọn hỗ trợ triển khai thực hiện DA trong 2 giai đoạn: Từ năm 2007-2010, từ 2011-2014 và kết thúc vào ngày 30-6-2014. Còn đề tài nghiên cứu “Chăn nuôi gà tàu thả vườn theo hướng ATSH” tại huyện Châu Thành thực hiện từ tháng 1-2011 đến 12-2013, được Hội đồng Khoa học thông qua ngày 12-11-2014 với kết quả đạt loại khá. Trong thời gian thực hiện đề tài đã bảo hộ sức khỏe của đàn vật nuôi, hoàn toàn không có dịch bệnh xảy ra tại 23 hộ tham gia, dù xung quanh có xuất hiện ổ dịch.

Ngoài ra, một DA được đặc biệt chú trọng và hiện tại vẫn còn trong quá trình thực hiện chính là DA LIFSAP, hứa hẹn là bước “chuyển mình” hiệu quả cho ngành chăn nuôi cả nước nói chung, tỉnh nhà nói riêng.Từng bước Thay đổi hành vi...LIFSAP được triển khai tại Long An từ cuối năm 2012 đến 2015. Theo đó, vùng GAHP ở tỉnh bao gồm 12 xã thuộc 4 huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc với 38 nhóm gồm 718 nông hộ thành viên.

Mục tiêu chung của DA nhằm thực hiện các hoạt động định hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của hộ chăn nuôi, cải thiện năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tham gia DA, ngoài kiến thức được tập huấn, các hộ chăn nuôi còn được cấp phát vật tư, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi như máng ăn tự động, bồn chứa nước, ba-lết kê thức ăn; hỗ trợ kinh phí sửa chữa chuồng trại, xây lắp các công trình quản lý chất thải; cấp phát bình phun thuốc sát trùng, tủ thuốc thú y, máy bơm nước,...

Ngoài chuồng trại, để thực hiện chuỗi sản phẩm sạch khi đến tay người tiêu dùng, DA còn đầu tư nâng cấp lò mổ, hạn chế tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, không bảo đảm vệ sinh thú y, ATTP và gây ô nhiễm môi trường. Sau cùng là hoạt động nâng cấp chợ thực phẩm tươi sống, tập huấn cho tiểu thương đồng thời tăng cường công tác kiểm dịch thịt tại chợ và các cơ sở giết mổ. Trong quy trình tạo chuỗi sản phẩm sạch, quan trọng nhất vẫn là khâu chăn nuôi ban đầu. Người chăn nuôi cần phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình được khuyến cáo.

Tuy nhiên, do tập quán từ trước đến giờ, rất khó để người dân nhanh chóng “khép” mình vào khuôn khổ. Về khách quan, để đạt chứng nhận GAHP, người chăn nuôi phải đầu tư sửa chữa chuồng trại theo hướng ATSH. Dù biết rằng, việc xây dựng, sửa chữa này phục vụ cho công việc lâu dài và đã được hỗ trợ một phần nhưng kinh phí đầu tư nhiều, sản phẩm chăn nuôi của hộ GAHP cũng chưa có sự khác biệt với những hộ chăn nuôi khác nên một số người dân còn e ngại, chưa mạnh dạn đầu tư.

Các hộ chăn nuôi của dự án đều ý thức tiêm phòng theo lịch nhằm phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thực tế, từ 748 hộ đăng ký ban đầu thì giảm còn 718 hộ, trong năm 2013, có một vài hộ xin không tham gia DA vì không đủ kinh phí sửa chữa chuồng trại theo yêu cầu.

Ngoài ra, đa phần trình độ nông hộ còn thấp, việc tiếp thu và ứng dụng GAHP còn nhiều khó khăn. Do đó, ý thức người dân còn nhiều hạn chế, tâm lý còn thực hiện “nửa vời”, chưa thực sự nghiêm túc. Đa phần, những vấn đề người dân còn lơ là chủ yếu là việc ghi chép nhật ký chăn nuôi do thói quen “nhớ đâu làm đó” từ trước đến giờ, bấm thẻ tai cho heo hay vấn đề bố trí khu vực nuôi cách ly con giống nhập nhưng phần lớn đều chưa bảo đảm yêu cầu về cự ly với chuồng trại chính,... Hầu hết những vấn đề này chủ yếu phát sinh từ thói quen, người chăn nuôi chỉ theo kinh nghiệm nên khi bị “khép” vào những quy định bắt buộc thì vẫn còn nhiều lúng túng. Những thói quen này có thể sẽ thay đổi, nhưng phải trong một thời gian nhất định chứ không thể ngày một, ngày hai là thực hiện được.

Và, LIFSAP ra đời nhằm khắc phục những tình trạng trên để dần hướng người dân đến một nền chăn nuôi bền vững, lâu dài.An toàn sinh học...... Để sạch Từ chuồng Trại Đến bàn ănCó thể nói, quy trình chăn nuôi sạch chính là “linh hồn” của DA. Với phương pháp chăn nuôi theo hướng ATSH, người chăn nuôi được phổ biến các kiến thức đề phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi với các giải pháp “phòng bệnh từ ngoài vào” và “chống bệnh từ trong ra”. Khi “phòng bệnh từ ngoài vào”, người chăn nuôi sẽ sử dụng con giống sạch bệnh, chăn nuôi cách ly, cắt đứt các đường lây lan mầm bệnh và dập tắt các cơ hội để mầm bệnh lưu tồn, phát triển,... “Chống bệnh từ trong ra” là thực hiện chế độ nuôi dưỡng tốt, ổn định và sử dụng thuốc thú y đúng cách.

Qua chương trình này, hầu hết các hộ tham gia đều hài lòng, nhiệt tình ủng hộ vì được nâng cao kiến thức chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh vô cùng hiệu quả. Chị Võ Thị Đạo (ấp 7, xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành) cho biết: “Trước đây, tôi nuôi heo chỉ dựa theo kinh nghiệm nên heo bị bệnh, hao hụt là không thể tránh khỏi. Kể từ khi tham gia DA, hằng tháng tôi đều họp nhóm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật các kiến thức bổ ích trong chăn nuôi. Vào DA, tôi phải tiêm phòng đúng lịch, vệ sinh chuồng trại thường xuyên theo khuyến cáo nên đàn vật nuôi khỏe mạnh, tôi không còn lo sợ dịch bệnh như thời gian trước”.

Theo Trưởng phòng Dịch tễ-Chi cục Thú y tỉnh - Nguyễn Văn Cường, đồng thời cũng là thành viên của Ban Quản lý DA, ATSH là “lá chắn” hiệu quả để đề phòng dịch bệnh. Trong quá trình thực hiện DA, việc tuyên truyền, tập huấn là một trong những “khâu” quan trọng nhất. Bởi vì, từ những buổi tập huấn mà người chăn nuôi mới nâng cao nhận thức để từ đó thay đổi hành vi. Khi tham gia DA, việc tiêm phòng cho vật nuôi là bắt buộc nên trong thời gian qua, hoàn toàn chưa hề phát sinh trường hợp gia súc, gia cầm bị bệnh, dù xung quanh có ổ dịch, tỷ lệ hao hụt đầu con trong chăn nuôi cũng giảm tối đa. Hằng tháng, các hộ trong nhóm GAHP còn tổ chức họp với sự tham gia của cán bộ thú y và khuyến nông viên.

Đây vừa là một hình thức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, vừa là cơ hội để các thành viên trao đổi những khó khăn để đề ra phương hướng giải quyết, đồng thời đôn đốc, nhắc nhở các hộ thành viên phòng, chống dịch bệnh nghiêm túc như đã triển khai. Từ đó, họ sẽ hiểu được vai trò quan trọng của mình khi là bước đầu tiên trong quy trình tạo ra chuỗi sản phẩm sạch, nông dân cũng ý thức hơn, có trách nhiệm hơn, dần dần chuyển biến hành vi vì lợi ích cộng đồng.

NGUYỆT NHI-PHẠM NGÂN

 

 

Chia sẻ bài viết