Tiếng Việt | English

16/01/2018 - 20:18

Đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu thực tế

Chiều 16/01, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Hoàng Văn Liên làm việc với các cơ sở dạy nghề trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).

Trong năm 2017, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh đào tạo được  21.450/20.840 lao động, đạt 102,93%

Hiện nay, toàn tỉnh có 41 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (28 cơ sở công lập, chiếm tỷ lệ 70%;13 cơ sở ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 30%). Trong mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh có 4 trường: Cao đẳng Nghề Long An, Trung cấp Nghề Đồng Tháp Mười, Trung cấp Nghề Cần Giuộc và Trung cấp Nghề Đức Hòa được Bộ LĐ-TB&XH chọn đầu tư, hỗ trợ 12 nghề trọng điểm.

Trong năm 2017, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh đào tạo 21.450/20.840 lao động, đạt 102,93% kế hoạch. Qua đó, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65,68%. Về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong năm, mở 186 lớp cho 5.241 lao động, đạt 95,3% kế hoạch.

Bên cạnh những kết quả, công tác dạy nghề của tỉnh còn nhiều khó khăn: Trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập còn thiếu về số lượng, một số lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội; giáo viên của các ngành kỹ thuật còn thiếu và chưa đủ chuẩn; công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS còn mang tính hình thức;…

Năm 2018, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 48%; tuyển sinh đào tạo nghề 21.600 lao động (trong đó, 1.360 cao đẳng, 2.880 trung cấp, 12.360 sơ cấp và thường xuyên).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Hoàng Văn Liên ghi nhận những kết quả của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong năm qua. Ông yêu cầu, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đào tạo những nghề gắn với nhu cầu thực tế của xã hội; phải lập kế hoạch chuẩn hóa giáo viên; Sở LĐ-TB&XH cần đánh giá nhu cầu thiếu trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập,… ./.

Lê Ngọc

Chia sẻ bài viết