Tiếng Việt | English

28/07/2018 - 06:18

Hồ sơ cán bộ đi B - Bằng chứng một thời hào hùng

Hồ sơ (HS) cán bộ đi B được xem là tài sản quốc gia, phản ánh một thời hào hùng trong lịch sử dân tộc. Hiện nay, việc bàn giao HS, kỷ vật đi B thể hiện tính nhân văn sâu sắc, góp phần ghi nhận công lao đóng góp của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Hồ sơ của cán bộ đi B là một nguồn sử liệu vô giá, minh chứng về một giai đoạn lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc

Hồ sơ của cán bộ đi B là một nguồn sử liệu vô giá, minh chứng về một giai đoạn lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc

1. Năm 2015, ông Nguyễn Ngọc Ánh (70 tuổi), ngụ ấp Cầu Hàng, xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An được nhận lại bộ HS đi B của mình từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (quận Ba Đình, TP.Hà Nội) chuyển vào.

Đây là bộ tài liệu, kỷ vật, thể hiện sinh động quá trình phấn đấu, hoạt động cách mạng của ông từ khi tham gia lực lượng du kích địa phương đến Hồ sơ (HS) cán bộ đi B được xem là tài sản quốc gia, phản ánh một thời hào hùng trong lịch sử dân tộc.

Hiện nay, việc bàn giao HS, kỷ vật đi B thể hiện tính nhân văn sâu sắc, góp phần ghi nhận công lao đóng góp của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khi bị địch bắt tù đày khổ sai ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và được trao trả tù binh tại sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị vào năm 1973. 

Ngoài những giấy tờ tùy thân, kỷ vật quý nhất của  ông Nguyễn Ngọc Ánh thời đi B là những bức ảnh chụp cùng đồng đội

Ngoài những giấy tờ tùy thân, kỷ vật quý nhất của ông Nguyễn Ngọc Ánh thời đi B là những bức ảnh chụp cùng đồng đội

Ngoài những giấy tờ tùy thân: Sơ yếu lý lịch, thẻ cán bộ, phiếu thẩm tra lý lịch,... kỷ vật quý nhất của ông còn sót lại thời đi B là những bức ảnh chụp cùng đồng đội, lá thư ố vàng thể hiện tâm huyết được trở về miền Nam xây dựng quê hương.

Trong đơn xin đi B của ông, có đoạn gây xúc động: “Tôi tha thiết xin cấp trên xem xét cho tôi được vào Nam. Tôi nguyện hiến dâng tuổi trẻ, nhiệt huyết và tình yêu của mình xây dựng quê hương, đất nước”. Theo ông Ánh, trong thời chiến, đi B là nỗi khát khao, niềm kiêu hãnh của CBCS. Vì sự sống còn của Tổ quốc, họ sẵn sàng bỏ lại tất cả, kể cả vợ con, gia đình, sự nghiệp để tham gia cách mạng.

Năm nay, ông Cao Văn Luông, ngụ ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An bước qua tuổi 82, tuy vậy, khi nhắc về một thời hoa lửa, ông luôn tự hào: “Đi B là nghĩa vụ thiêng liêng của người dân Việt Nam khi đất nước bị chia cắt Bắc - Nam. Nhiều chàng trai, cô gái hăng hái lên đường, quyết hy sinh một phần xương máu, tuổi xuân của mình đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Mỗi lần nhìn lại hồ sơ, kỷ vật đi B, ông Cao Văn Luông bùi ngùi nhớ về đồng đội của mình

Mỗi lần nhìn lại hồ sơ, kỷ vật đi B, ông Cao Văn Luông bùi ngùi nhớ về đồng đội của mình

Theo ông Luông, từ cuối năm 1959 đến 1975, để tăng cường chi viện cho cách mạng miền Nam, nhiều CBCS (người miền Bắc, người miền Nam tập kết ra Bắc) sẵn sàng vượt Trường Sơn vào miền Nam chiến đấu. Trước khi lên đường, do yêu cầu nhiệm vụ, đồng đội của ông chỉ được mang theo đồ dùng sinh hoạt cá nhân do Ủy ban Thống nhất Chính phủ cấp, còn lại tất cả HS, kỷ vật, tư trang, tài sản,... đều được giữ lại. 

“Bây giờ, mỗi lần nhìn HS, kỷ vật đi B, tôi lại nhớ những đồng đội nằm lại nơi chiến trường, đồng cảm với CBCS may mắn sống sót trở về phải chịu thương tật hoành hành” - ông Luông bùi ngùi. 

2. Phó Chi cục trưởng Chi cục Văn thư Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ Long An - Nguyễn Thị Ngọc Thanh cho biết, sau khi tiếp nhận các HS của cán bộ đi B quê hương Long An từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, chi cục khẩn trương rà soát, tìm kiếm địa chỉ và bàn giao cho cán bộ, thân nhân.

Từ năm 2014 đến nay, chi cục tham mưu tổ chức bàn giao 432 HS, hiện còn 16 HS chưa tổ chức bàn giao do thông tin quê quán của cán bộ, thân nhân thay đổi nên chưa tìm được địa chỉ.

Thông tin từ Chi cục Văn thư Lưu trữ, HS cán bộ đi B thuộc 2 nhóm đối tượng:

Một là, CBCS miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954, sau đó tham gia lao động, sản xuất trên miền Bắc và được bí mật đưa trở vào miền Nam công tác do yêu cầu của cách mạng, giai đoạn từ năm 1959-1975.

Hai là, một số cán bộ dân sự người miền Bắc đi B trong khoảng thời gian từ năm 1959-1975. HS cán bộ đi B bao gồm: Lý lịch cán bộ, quyết định công nhận Đảng tịch, lý lịch đảng viên, quyết định điều động, khen thưởng, đề bạt, thăng cấp, giấy chứng nhận có thời gian công tác, quyết định xuất ngũ,... Riêng kỷ vật của CBCS đi B chủ yếu là huân, huy chương, huy hiệu,...

Hồ sơ của cán bộ đi B là một nguồn sử liệu vô giá

Hồ sơ của cán bộ đi B là một nguồn sử liệu vô giá

“Dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm, xác minh thông tin về địa chỉ hiện tại và thân nhân của cán bộ đi B nhưng chi cục vẫn quyết tâm phối hợp thực hiện nhằm bàn giao những hồ sơ, kỷ vật tồn đọng đến cán bộ đi B và thân nhân vào thời gian tới. Ngoài giá trị về mặt tinh thần, những HS này còn có giá trị về mặt pháp lý, làm căn cứ thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng” - bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh cho biết thêm./.

Phong Nhã

Chia sẻ bài viết