Tiếng Việt | English

01/11/2017 - 19:41

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ấp, khu phố

Kỳ cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ cơ sở

Chi bộ ấp, khu phố (gọi chung là ấp) là “hạt nhân chính trị” của Đảng ở địa bàn, là cánh tay nối liền trực tiếp giữa Đảng với nhân dân. Để các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, cần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên (ĐV), năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và cấp bách.

Chất lượng hoạt động chi bộ nâng lên, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương (Trong ảnh: Đường giao thông ấp 1+3, xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ)

Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng cường năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Nội dung sinh hoạt cụ thể, sát thực tế giúp chi bộ nâng cao hiệu quả hoạt động, từng đảng viên thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

>> Xem thêm

Kỳ 1: Còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao

Kỳ 1: Còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao 

Cập Nhật 30-10-2017

Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chất lượng sinh hoạt và hoạt động của các chi bộ ấp, khu phố (gọi chung là ấp) không ngừng được nâng lên.

Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt

Xác định rõ tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ ấp trong giai đoạn hiện nay cùng với việc sắp xếp, củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, các đảng ủy xã, phường, thị trấn (gọi chung là đảng ủy xã) phân công cấp ủy viên phụ trách địa bàn và dự sinh hoạt với các chi bộ nhằm theo dõi, kịp thời nắm bắt tình hình, nhất là những vướng mắc phát sinh ở cơ sở để báo cáo Đảng ủy xem xét, giải quyết.

Nhiều chi bộ ấp chú trọng việc xây dựng và triển khai nghị quyết một cách nhanh chóng, phù hợp, sát thực với điều kiện của địa phương, góp phần nâng cao tính hiệu quả, khả thi của nghị quyết. Chi ủy dự thảo nghị quyết, gởi các ĐV đóng góp, cho ý kiến trước khi đưa ra chi bộ thảo luận, biểu quyết. Từ đó, nghị quyết tạo được sự thống nhất cao của ĐV, thời gian họp chi bộ cũng được rút ngắn hơn. Trong sinh hoạt, ngoài việc kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết trong tháng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ tháng sau, thông tin tình hình nội bộ, trong nước, quốc tế, các chi bộ còn duy trì kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Tân Trụ - Tô Văn Cư cho biết: “Để củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ ấp, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo Đảng ủy cơ sở chọn chi bộ làm điểm xây dựng mô hình “Chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu nhiều năm liền” để các chi bộ còn lại học tập, rút kinh nghiệm và nhân rộng. Qua đánh giá chất lượng chi bộ hàng năm, tỷ lệ chi bộ xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên tăng, nhiều năm liền không còn chi bộ xếp loại yếu kém. Cụ thể, năm 2016, chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh chiếm 49,4%, chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 49,4%”.

>> Xem thêm 

Kỳ 2: Những “hạt nhân chính trị” tiêu biểu

Kỳ 2: Những “hạt nhân chính trị” tiêu biểu 

Cập Nhật 31-10-2017

Dù còn một số hạn chế nhất định nhưng sau hơn 3 năm thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An, chất lượng đảng viên và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ ấp, khu phố có những chuyển biến rõ nét.

Phát huy vai trò người đứng đầu

Sinh hoạt chi bộ là một trong những nội dung cơ bản của công tác xây dựng Đảng, được quy định trong Điều lệ Đảng. Các bước tiến hành sinh hoạt cũng được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản của Đảng. Nhưng việc triển khai thực hiện như thế nào để cuộc sinh hoạt đạt chất lượng lại phụ thuộc rất nhiều vào vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, đặc biệt là đồng chí bí thư chi bộ. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt, trước tiên, chi bộ phải “chọn mặt gởi vàng”, bầu vào cấp ủy và vị trí bí thư những ĐV có bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết, thực sự trở thành trung tâm đoàn kết trong chi bộ.

Thực tế cho thấy, ở những chi bộ mà đồng chí bí thư có năng lực, khả năng lãnh đạo, hoạt động sôi nổi, nhiệt tình thì nội dung sinh hoạt hay hoạt động của chi bộ đều đạt hiệu quả cao. Thông thường, bí thư chi bộ là người chuẩn bị nội dung sinh hoạt, dự thảo nghị quyết, sau đó, chi ủy bàn bạc, thống nhất trước khi đưa ra chi bộ thảo luận, thông qua. Nếu bí thư chi bộ không phát huy được năng lực, khả năng lãnh đạo thì cuộc sinh hoạt sẽ tẻ nhạt, kém hấp hẫn, từ đó, nghị quyết cũng không tạo được sự thống nhất cao, không phát huy được trí tuệ tập thể.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức Huyện ủy Vĩnh Hưng, trong sinh hoạt chi bộ, phần lớn ĐV trẻ tuổi, ĐV mới kết nạp chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến. Một số mang tâm lý e ngại, sợ phát biểu “sai quan điểm” do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Số khác lại nể nang nên “ưu tiên” cho những ĐV lớn tuổi, cán bộ hưu trí phát biểu. Từ đó, những ĐV này càng ít có cơ hội thể hiện chính kiến của mình cũng như đóng góp xây dựng nghị quyết chi bộ. Vì vậy, để tạo “không khí” cho cuộc sinh hoạt, bí thư chi bộ phải chủ động phân tích vấn đề, gợi ý những nội dung quan trọng và đề nghị ĐV cùng tham gia thảo luận.

“Ngoài ra, các cấp ủy, tổ chức Đảng cấp trên của chi bộ cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn sinh hoạt chi bộ; quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đảng cho chi ủy, bí thư chi bộ ấp; chú trọng sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, nhân rộng những nơi làm tốt, phê bình, chấn chỉnh những nơi chưa nghiêm túc; nắm chắc tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của ĐV; có biện pháp cụ thể xây dựng đội ngũ ĐV, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh” - Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy - Đoàn Văn Sử nhấn mạnh.

Chi bộ là tế bào của Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng mạnh là do chi bộ tốt”. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là khâu “then chốt” để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới./.

Qua củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, năm 2016, toàn tỉnh có 566 chi bộ ấp đạt trong sạch, vững mạnh (chiếm 54,6%); 440 chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ (chiếm 42,5%); 30 chi bộ hoàn thành nhiệm vụ (chiếm 2,9%); không có chi bộ yếu kém.

Hồng Anh

Chia sẻ bài viết


Liên kết hữu ích