Tiếng Việt | English

27/07/2018 - 20:28

Ký ức một thời “hoa lửa”

Vừa trải qua những năm tháng chống Mỹ trường kỳ, chưa đầy 2 năm được sống trong hòa bình bên gia đình và người thân, những người lính năm xưa gác lại hạnh phúc riêng tư để lên đường làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia. Và trong số ấy, có những người mãi mãi không trở về nữa.

Những năm tháng hào hùng

Sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975, vui cảnh thanh bình chưa được bao lâu, những người lính Cụ Hồ lại lên đường sang giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Trở về sau cuộc chiến, cựu chiến binh Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh, vẫn giữ cho riêng mình ký ức của những năm tháng chiến đấu trên nước bạn. Ông kể: “Ngày 15/8/1977, tôi được phân công về Đại đội 2, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 159, phân hiệu Trung đoàn Vàm Cỏ. Tháng 12/1977, tôi và đồng đội đóng chốt tại kênh T3, thuộc huyện Vĩnh Hưng, sau đó, đơn vị sang Campuchia làm nhiệm vụ quốc tế đến khi rút quân về nước”.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Đực

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Đực

Ông nhớ, trận đánh ngày 04/01/1979 là trận ác liệt nhất, ông cùng đồng đội dốc toàn lực để giải phóng huyện Kông Pong-Rồ, tỉnh Svay Vừa trải qua những năm tháng chống Mỹ trường kỳ, chưa đầy 2 năm được sống trong hòa bình bên gia đình và người thân, những người lính năm xưa gác lại hạnh phúc riêng tư để lên đường làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia. Và trong số ấy, có những người mãi mãi không trở về nữa. Rieng. “Anh em chiến đấu kiên cường, dũng cảm và nhiều đồng đội của tôi đã ngã xuống, nằm lại trên đất bạn” - ông Đực chia sẻ. Trong ký ức của ông và đồng đội, quân Pol Pot rất tàn bạo. Trước sự đau thương, mất mát tột cùng của người dân nước bạn, ông và đồng đội quyết chiến đấu đến cùng, giúp nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng. Trong nhiều ngày liền, 18 người chia nhau 2 gói gạo sấy ăn cầm chừng. Đến 13 giờ trưa ngày 04/01/1979, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 159 được tăng viện, bọn Pol Pot rút đi dần ra khỏi căn cứ địa. Đến chiều, lực lượng dân công vận chuyển, tải lương thực vào đơn vị.

Vì nước bạn

39 năm trôi qua nhưng ký ức về một thời chiến đấu gian khổ trên đất bạn vẫn in sâu trong tâm trí cựu chiến binh Phùng Văn Minh (thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ). Lúc ấy, ông là Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 159. Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, Trung đoàn 159 được điều lên phòng thủ vùng biên giới Vĩnh Hưng. Nơi đây, địch thường xuyên tổ chức lực lượng lớn đánh sang biên giới nước ta. 

Cựu chiến binh Phùng Văn Minh (bên phải) trò chuyện cùng đồng đội khi nhắc những ký ức về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Cựu chiến binh Phùng Văn Minh (bên phải) trò chuyện cùng đồng đội khi nhắc những ký ức về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Cựu chiến binh Phùng Văn Minh chia sẻ: “Đó là những năm tháng khó khăn, gian khổ, nhất là từ mùa mưa năm 1979, dịch bệnh hoành hành, đơn vị bị dịch sốt rét tấn công, cả ngàn người bị bệnh”. Nhiều đồng chí, đồng đội của ông đã ngã xuống khi mới 18, 20 tuổi. Ông nhớ lại: “Khi đồng chí Tâm hy sinh vì giẫm phải mìn, anh em khiêng về vô cùng đau đớn. Sự hy sinh đó không làm anh em nhụt chí mà càng tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục chiến đấu. Sáng 04/01/1979, đại đội giữ chốt ở Gò Nâu (huyện Vĩnh Hưng), bị địch vây đánh, mất liên lạc với tiểu đoàn và các đại đội khác. Anh em quyết liệt chống trả nhưng do lực lượng không cân sức, chúng tôi không giữ được chốt”. Ngày 05/01/1979, đơn vị ông đánh thẳng vào Tà Nu, vượt sông Tà Nu, đánh vào đập Đại Quý rồi tiến vào chùa Tà Nu làm phá vỡ thế trận của địch. Thừa thắng, đơn vị cùng Sư 9, Quân đoàn 4, đánh vào tỉnh Prey Veng, tiến về giải phóng Phnom Penh.

Những năm tháng chiến đấu trên chiến trường biên giới Tây Nam đã qua và hàng ngàn quân tình nguyện Việt Nam nằm lại trên đất bạn, hy sinh vì nghĩa vụ quốc tế cao cả. Đó là một phần ký ức không thể nào quên đối với những người trở về sau cuộc chiến./.

Hùng Thành

Chia sẻ bài viết