Tiếng Việt | English

04/12/2015 - 13:48

Làng chổi đót truyền thống duy nhất tại Sài Gòn 

Làng chổi đót ở các con đường Phạm Phú Thứ, Phạm Văn Trí, chợ Bình Tiên, quận 6 là làng nghề truyền thống còn tồn tại duy nhất ở TP.HCM.

Những người làm nghề này, đa phần là người dân huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi họ đem cả cái nghề ở quê mình vào TP.HCM lập nghiệp.

Ngày trước cái nghề này được nhiều người ưa chuộng, nhưng giờ dần bị mai một do thu nhập không cao và không ổn định đầu ra sản phẩm.


Những cây đót mua về được lưu trữ dùng đến cuối năm, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng

Nếu như các làng nghề khác được thay thế làm bằng máy, nhưng đối với nghề làm chổi đót tất cả các công đoạn vẫn phải làm bằng đôi tay của người thợ. Nguyên liệu chính làm chổi là cây đót, cây đót được thu mua vào đầu tháng giêng đến tháng hai âm lịch ở các tỉnh Tây Nguyên như: Kom Tum, Gia Lai vì mỗi năm chỉ nở một lần vào tháng này.


Để tạo ra một cây chổi thành phẩm, phải trải qua nhiều công đoạn và phải đa dạng các mặt hàng

Để làm ra 1 cây chổi đót hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn thủ công, họ phải tỉ mỉ chăm chút từng thao tác để tạo ra một cây chổi bền và đẹp.



Tước đót và bó lại thành những bó nhỏ


Bó chổi có thể sử dụng bằng dây hoặc kẽm, là công đoạn cực nhất vì cần sức khỏe và chắc, để cây chổi được sử dụng lâu hơn, hầu hết công đoạn này đều do đàn ông làm


Công đoạn bện kẽm, chặt đầu đót, đòi hỏi người thợ phải khéo léo để cây chổi đều và đẹp mắt. Trung bình mỗi ngày, trải qua các công đoạn mỗi hộ gia đình làm từ 30 – 40 cây chổi đót


Khó khăn cực khổ là thế, quần áo họ luôn bị bám bụi đót, đôi lúc bám cả vào mắt và mũi, nhưng họ vẫn yêu nghề vẫn luôn hy vọng cái nghề này mãi còn tồn tại


Những cây chổi đót, có mặt ở tất cả các con hẻm nhỏ của Sài Gòn qua lời rao của chị Bích. Đôi lúc được một vài thương lái tìm mua, giao đi khắp các tỉnh, thành miền Tây như: Long An, Tiền Giang, Bến tre…..

CTV Trương Ngọc Thúy Liên

Chia sẻ bài viết