Tiếng Việt | English

05/04/2016 - 18:25

Long An có 72 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế

Từ ngày 15 đến 29 - 3 - 2016, Hội đồng cấp tỉnh xét công nhận “Xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế” giai đoạn 2011-2020 đã họp xét công nhận cho 72/74 xã đăng ký đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế năm 2015.


Y, bác sĩ Trạm Y tế Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: Cát Tường

Nhìn chung, các xã thực hiện tương đối tốt các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, tuy vậy các xã vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn để khắc phục các hạn chế cũng như để duy trì trong thời gian tới. Những chỉ tiêu chưa đạt của các xã được xét tập trung ở các tiêu chí 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10.

Cụ thể, ở tiêu chí 2, đa số xã chưa tập huấn chuyên môn đủ 3 tháng cho y tế ấp theo Thông tư 07/2013/TT-BYT ngày 8-3-2013 quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản; Cán bộ y tế chưa tập huấn liên tục theo thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09-8-2013 của Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế; Một số Trạm bố trí chức danh chưa phù hợp, nơi thừa, nơi thiếu.

Ở tiêu chí 3, hầu hết các xã chưa quan tâm đến chất lượng nước của Trạm, chưa xét nghiệm chất lượng nước mà Trạm đang dùng theo Thông tư 07/2012/TT-BYT, ngày 14-5-2015 của Bộ Y tế quy định danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm; Trong báo cáo chưa nêu rõ cầu tiêu hợp vệ sinh của Trạm thuộc loại nào để Hội đồng có căn cứ xét duyệt.

Về cơ sở hạ tầng: Xã chưa cung cấp cho Hội đồng sơ đồ, mặt bằng tổng thể; Về chất thải y tế: Xã chưa phân biệt cách xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải y tế; việc xử lý chất thải rắn cũng phải được quan tâm hơn.

Ở tiêu chí 4: Trạm chưa bám theo danh mục thuốc, trang thiết bị đã có sẵn do huyện, xã xây dựng. Cần xây dựng danh mục hài hòa theo nhu cầu khám chữa bệnh thực tế của địa phương để đảm bảo có đủ thuốc phục vụ khám chữa bệnh tại chỗ; Còn lẫn lộn giữa danh mục vật tư y tế tiêu hao và danh mục thuốc; Xem lại việc sử dụng túi thuốc của y tế ấp; Đầu sách chuyên môn cần phù hợp hơn.

Ở Tiêu chí 5: Còn nhiều xã chưa làm theo biểu mẫu theo Thông tư 27; Sổ còn viết tay, sữa chữa; Chưa thể hiện chi tiết trên sổ kế toán, chưa phân rõ kinh phí của từng chương trình, từng nguồn kinh phí.

Ở Tiêu chí 6: Công tác y tế dự phòng còn hạn chế về thu thập số liệu bệnh truyền nhiễm. Chương trình An toàn vệ sinh thực phẩm có nhiều văn bản mới ban hành, nên huyện xã chưa cập nhật tốt, biểu mẫu chưa đúng, chưa rõ đối tượng mình cần quản lý, chưa phản hồi sau kiểm tra; Chưa xử phạt các cơ sở cấp nước không đảm bảo nước sạch, hợp vệ sinh trong khi đó có đến hơn 70% địa phương trong tỉnh có chất lượng nước nhiễm vi sinh rất nặng; Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh còn rất thấp.

Ở Tiêu chí 7: Danh mục kỹ thuật còn thấp; Tỷ lệ khám chữa bệnh theo y học cổ truyền còn rất thấp; Chưa quản lý, hướng dẫn, chăm sóc cho người tàn tật; Chưa thực hiện theo mô hình quản lý sức khỏe tại nhà.

Ở Tiêu chí 10: Mạng lưới y tế ấp hoạt động chưa đều tay. Truyền thông đại chúng chưa tập trung vào chủ điểm của tháng. Tập huấn chuyên môn cho mạng lưới còn chưa phù hợp với tình hình dịch bệnh và các ngày truyền thông. Số lượng truyền thông trực tiếp chỉ ở mức tối thiểu theo quy định, chất lượng chưa cao (thông qua biên bản). Trang thiết bị truyền thông còn thiếu.

TTĐơn vịSố lượng đã đạtTTĐơn vịSố lượng đã đạt
1Cần Giuộc139Bến Lức7
2Thủ Thừa410Mộc Hóa2
3Cần Đước711Vĩnh Hưng3
4Đức Hòa512Thị xã Kiến Tường3
5Đức Huệ313Thạnh Hóa3
6Châu Thành414TP.Tân An2
7Tân Hưng415Tân Trụ7
8Tân Thạnh516Tổng cộng72

Thanh Bình

Chia sẻ bài viết