Tiếng Việt | English

17/07/2018 - 15:21

Lý do khiến bạn dễ dàng bị bầm tím chân tay 

Phụ nữ, người già và trẻ em thường bị bầm tím nhiều hơn nam giới, đặc biệt là vùng bắp đùi, bắp tay bởi lớp da mỏng hơn nên rất dễ bị tổn thương.

Bạn uống các chất bổ sung: Một số chất bổ sung mà bạn thường dùng có thể góp phần gây bầm tím như bạch quả, nhân sâm, axit béo omega-3 (dầu cá)... và vitamin E. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn uống các chất bổ sung: Một số chất bổ sung mà bạn thường dùng có thể góp phần gây bầm tím như bạch quả, nhân sâm, axit béo omega-3 (dầu cá)... và vitamin E. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Phụ nữ có xu hướng dễ bị bầm tím hơn đàn ông. Đàn ông có làn da dày hơn, họ cũng có nhiều collagen hơn để giữ cho các mạch máu dưới da an toàn và bảo vệ chúng khỏi chấn thương. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng estrogen (hormon sinh dục nữ) ngăn ngừa các thành mạch máu phát triển và nó cũng hoạt động như một thuốc giãn mạch. Do đó, nếu chấn thương xảy ra, máu có thể chảy nhiều hơn trước khi nó có thể đông lại.

Phụ nữ có xu hướng dễ bị bầm tím hơn đàn ông. Đàn ông có làn da dày hơn, họ cũng có nhiều collagen hơn để giữ cho các mạch máu dưới da an toàn và bảo vệ chúng khỏi chấn thương. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng estrogen (hormon sinh dục nữ) ngăn ngừa các thành mạch máu phát triển và nó cũng hoạt động như một thuốc giãn mạch. Do đó, nếu chấn thương xảy ra, máu có thể chảy nhiều hơn trước khi nó có thể đông lại.

Bạn đang già đi: Da trở nên mỏng hơn khi bạn già đi và mạch máu dễ vỡ hơn. Cả hai vấn đề này đều khiến bạn dễ bị bầm tím. Với làn da mỏng manh, bạn đã mất đi một lượng collagen trước đó để bảo vệ mạch máu của bạn, đồng thời khiến mạch máu cũng mất đi độ đàn hồi và dễ bị vỡ hơn.

Bạn đang già đi: Da trở nên mỏng hơn khi bạn già đi và mạch máu dễ vỡ hơn. Cả hai vấn đề này đều khiến bạn dễ bị bầm tím. Với làn da mỏng manh, bạn đã mất đi một lượng collagen trước đó để bảo vệ mạch máu của bạn, đồng thời khiến mạch máu cũng mất đi độ đàn hồi và dễ bị vỡ hơn.

Bạn đang dùng thuốc làm loãng máu: Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu để điều trị rối loạn nhịp tim hoặc cục máu đông, đó có thể là một lời giải thích cho những vết bầm bất thường. Nhưng bạn cũng có thể dùng các loại thuốc khác có tác dụng làm loãng máu mà thậm chí không nhận ra nó, ví dụ như ibuprofen hoặc aspirin.

Bạn đang dùng thuốc làm loãng máu: Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu để điều trị rối loạn nhịp tim hoặc cục máu đông, đó có thể là một lời giải thích cho những vết bầm bất thường. Nhưng bạn cũng có thể dùng các loại thuốc khác có tác dụng làm loãng máu mà thậm chí không nhận ra nó, ví dụ như ibuprofen hoặc aspirin.

Rối loạn đông máu: Bệnh Hemophilia (máu khó đông) và Von Willebrand (rối loạn đông cầm máu) là cả hai rối loạn máu có thể gây bầm tím dễ dàng. Bệnh máu khó đông là một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến khả năng đông của máu, khiến cho ai đó có nguy cơ chảy máu nghiêm trọng chỉ vì một chấn thương nhẹ. Bệnh rối loạn đông cầm máu là một rối loạn đông máu nhẹ hơn và phổ biến hơn, người bệnh thường chảy máu trong khi làm răng, chảy máu cam lâu, có máu trong nước tiểu hoặc phân.

Rối loạn đông máu: Bệnh Hemophilia (máu khó đông) và Von Willebrand (rối loạn đông cầm máu) là cả hai rối loạn máu có thể gây bầm tím dễ dàng. Bệnh máu khó đông là một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến khả năng đông của máu, khiến cho ai đó có nguy cơ chảy máu nghiêm trọng chỉ vì một chấn thương nhẹ. Bệnh rối loạn đông cầm máu là một rối loạn đông máu nhẹ hơn và phổ biến hơn, người bệnh thường chảy máu trong khi làm răng, chảy máu cam lâu, có máu trong nước tiểu hoặc phân.

Bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm: Một số nghiên cứu được tiến hành cho thấy các loại thuốc trầm cảm như fluoxetine, sertraline, citalopram và bupropion có thể ảnh hưởng không tốt tới tiểu cầu - là một phần quan trọng trong quá trình đông máu.

Bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm: Một số nghiên cứu được tiến hành cho thấy các loại thuốc trầm cảm như fluoxetine, sertraline, citalopram và bupropion có thể ảnh hưởng không tốt tới tiểu cầu - là một phần quan trọng trong quá trình đông máu.

Thiếu vitamin: Thiếu hụt vitamin C và vitamin K có thể gây bầm tím. Khi hay bị thâm tím do thiếu vitamin có thể bổ sung vitamin và các chất bổ dưỡng cần thiết như súp lơ xanh, hạt dẻ cười cho vitamin K; họ cam quýt và dâu tây cho vitamin C; thịt, trứng và sữa cho vitamin B12 và các loại hoa quả chứa acid folic tự nhiên.

Thiếu vitamin: Thiếu hụt vitamin C và vitamin K có thể gây bầm tím. Khi hay bị thâm tím do thiếu vitamin có thể bổ sung vitamin và các chất bổ dưỡng cần thiết như súp lơ xanh, hạt dẻ cười cho vitamin K; họ cam quýt và dâu tây cho vitamin C; thịt, trứng và sữa cho vitamin B12 và các loại hoa quả chứa acid folic tự nhiên.

Cách để loại bỏ vết bầm nhanh: Thông thường có thể mất tối đa hai tuần để vết thương lành lại. Nhưng có một vài cách có thể làm tăng tốc độ chữa lành vết thương. Ngay sau khi bạn bị va đập đầu gối hoặc cánh tay của bạn, hãy lấy một túi nước đá và chườm nó lên chỗ bị đau trong 10 phút, làm một vài lần một ngày. Điều này sẽ hạn chế các mạch máu bị vỡ và hạn chế bầm tím trên da.

Cách để loại bỏ vết bầm nhanh: Thông thường có thể mất tối đa hai tuần để vết thương lành lại. Nhưng có một vài cách có thể làm tăng tốc độ chữa lành vết thương. Ngay sau khi bạn bị va đập đầu gối hoặc cánh tay của bạn, hãy lấy một túi nước đá và chườm nó lên chỗ bị đau trong 10 phút, làm một vài lần một ngày. Điều này sẽ hạn chế các mạch máu bị vỡ và hạn chế bầm tím trên da./.

VOV.VN (Theo Prevention)

Chia sẻ bài viết


Liên kết hữu ích