Tiếng Việt | English

11/05/2018 - 20:48

Mỹ âm thầm hủy chương trình theo dõi khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Ảnh minh họa. (Nguồn: HP)  Tạp chí Science ngày 10/5 đưa tin Chính phủ Mỹ đã "âm thầm xóa bỏ" chương trình của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) về theo dõi và đánh giá lượng carbon và methane, những khí thải gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến hiện tượng ấm dần lên toàn cầu.  Theo báo trên, quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump là động thái mới nhất trong "cuộc tấn công diện rộng nhằm vào khoa học khí hậu."  Science cho biết NASA từ chối cung cấp thông tin về nguyên nhân dẫn đến việc xóa bỏ chương trình theo dõi khí thải gây hiệu ứng nhà kính (gọi tắt là CMS), song cho biết Mỹ có "các ưu tiên cao hơn trong ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học." Kinh phí hoạt động của CMS trước đó là 10 triệu USD/năm.  Báo trên cũng dẫn lời người phát ngôn NASA - ông Steve Cole cho biết hồi năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã đề xuất hủy bỏ chương trình CMS cùng 4 sứ mệnh khoa học nghiên cứu Trái Đất. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thảo luận, Quốc hội Mỹ đã quyết định duy trì 4 sứ mệnh vũ trụ nói trên. Theo đó, trong ngân sách của Mỹ ký hồi tháng 3 vừa qua chỉ đề cập tới 4 sứ mệnh nghiên cứu Trái Đất mà không có CMS.  Trước đó, Tổng thống Trump cũng từng hủy bỏ một chương trình theo dõi khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác là Đài quan sát Carbon 3 (OCO-3), đồng thời rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu - vốn được thông qua vào cuối năm 2015.  Theo bà Kelly Sims Gallagher, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường thuộc trường đại học Tufts, việc hủy bỏ CMS "là một sai lầm nghiêm trọng" và sẽ gây ảnh hưởng tới việc xác định lượng cắt giảm khí thải quốc gia đã được thỏa thuận trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.  Bà nhấn mạnh: "Nếu bạn không thể đo được lượng khí thải cắt giảm, bạn không thể tự tin rằng các nước có đang tuân thủ thỏa thuận hay không."  Mặc dù vậy, phía NASA khẳng định quyết định của Chính phủ Mỹ sẽ không ảnh hưởng tới những cam kết của cơ quan này trong việc giám sát khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Hiện NASA đang chuẩn bị kế hoạch phóng GEDI - một hệ thống giám sát carbon mới - lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong mùa Hè này./.

Ảnh minh họa. (Nguồn: HP)

Tạp chí Science ngày 10/5 đưa tin Chính phủ Mỹ đã "âm thầm xóa bỏ" chương trình của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) về theo dõi và đánh giá lượng carbon và methane, những khí thải gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến hiện tượng ấm dần lên toàn cầu.

Theo báo trên, quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump là động thái mới nhất trong "cuộc tấn công diện rộng nhằm vào khoa học khí hậu."

Science cho biết NASA từ chối cung cấp thông tin về nguyên nhân dẫn đến việc xóa bỏ chương trình theo dõi khí thải gây hiệu ứng nhà kính (gọi tắt là CMS), song cho biết Mỹ có "các ưu tiên cao hơn trong ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học." Kinh phí hoạt động của CMS trước đó là 10 triệu USD/năm.

Báo trên cũng dẫn lời người phát ngôn NASA - ông Steve Cole cho biết hồi năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã đề xuất hủy bỏ chương trình CMS cùng 4 sứ mệnh khoa học nghiên cứu Trái Đất. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thảo luận, Quốc hội Mỹ đã quyết định duy trì 4 sứ mệnh vũ trụ nói trên. Theo đó, trong ngân sách của Mỹ ký hồi tháng 3 vừa qua chỉ đề cập tới 4 sứ mệnh nghiên cứu Trái Đất mà không có CMS.

Trước đó, Tổng thống Trump cũng từng hủy bỏ một chương trình theo dõi khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác là Đài quan sát Carbon 3 (OCO-3), đồng thời rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu - vốn được thông qua vào cuối năm 2015.

Theo bà Kelly Sims Gallagher, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường thuộc trường đại học Tufts, việc hủy bỏ CMS "là một sai lầm nghiêm trọng" và sẽ gây ảnh hưởng tới việc xác định lượng cắt giảm khí thải quốc gia đã được thỏa thuận trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Bà nhấn mạnh: "Nếu bạn không thể đo được lượng khí thải cắt giảm, bạn không thể tự tin rằng các nước có đang tuân thủ thỏa thuận hay không."

Mặc dù vậy, phía NASA khẳng định quyết định của Chính phủ Mỹ sẽ không ảnh hưởng tới những cam kết của cơ quan này trong việc giám sát khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Hiện NASA đang chuẩn bị kế hoạch phóng GEDI - một hệ thống giám sát carbon mới - lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong mùa Hè này./.

Theo TTXVN

Chia sẻ bài viết


Liên kết hữu ích