Tiếng Việt | English

27/06/2018 - 11:07

Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê 

Sáng nay, 27/6 dòng người đông nghẹt tại nhà tang lễ quốc gia tham gia tiễn đưa giáo sư sử học Phan Huy Lê về nơi yên nghỉ cuối cùng.

"Hiếm thấy đám tang nào mà người đến tiễn đông như thế, tôi phải tìm chỗ gửi xe ở xa" - anh Hoàng Dân, một trong những người yêu mến giáo sư có mặt lúc hơn 8h sáng cho biết.

Được nhìn nhận là người dẫn dắt nền sử học Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, sự ra đi đột ngột của GS Phan Huy Lê vào hôm Chủ Nhật vừa qua khiến nhiều thế hệ học trò và nhiều người dân bàng hoàng. Ông đã để lại khoảng trống lớn trong giới nghiên cứu lịch sử."Hẳn là ai cũng có thể nhận ra vai trò tiên phong dẫn dắt về mặt học thuật của GS Phan Huy Lê trong nền Sử học đa ngành nước ta, nhưng sự suy tôn một nhà khoa học lên vị trí cao nhất suốt một nửa thế kỷ cũng là câu chuyện hiếm có" - GS Nguyễn Quang Ngọc, một học trò 50 năm của GS Lê nói.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia buồn với gia đình GS Phan Huy Lê

Ông Phạm Minh Chính, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Tổ chức TƯ ghi sổ tang

Ngàn người thương tiếc tiễn đưa giáo sư Phan Huy Lê

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự lễ viếng

Cũng theo Nguyễn Quang Ngọc, "dấn thân vào nghề sử, Phan Huy Lê càng ngày càng nhận thấy lịch sử Việt Nam ẩn chứa biết bao điều cần khám phá và lý giải một cách khoa học. Con đường để đi đến chân lý lịch sử là con đường phức tạp, quanh co, không một chút giản đơn. Phan Huy Lê quan niệm kinh tế - xã hội là cơ sở nền tảng lịch sử. Nước ta là một nước nông nghiệp nên nghiên cứu kinh tế - xã hội Việt Nam truyền thống không thể không bắt đầu từ nông thôn, nông nghiệp và nông dân”.

PGS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQG Hà Nội ghi sổ tang

Lê Anh Dũng - Nguyễn Thảo/Vietnamnet.vn

Chia sẻ bài viết