Tiếng Việt | English

19/07/2016 - 13:45

Thiết bị kết nối hữu ích cho người khuyết tật

Thiết bị kết nối hữu ích cho người khuyết tật gồm có: kính dành cho người khiếm thị, bộ khung xương dành dành cho người liệt tứ chi...

Công nghệ giúp cải thiện đời sống của người khuyết tật và đó là công dụng của một số thiết bị kết nối.

Thiết bị FingerReader giúp người khiếm thị đọc qua những ngón tay
● Seeing AI : kính "mô tả" thế giới cho người khiếm thị

Cặp kính này có thể mô tả cho những người khiếm thị và người mù thế giới đang xảy ra xung quanh họ. Kết nối với ứng dụng Seeing AI, thiết bị có thể xác định những người, những hành động hoặc địa điểm trong một tình huống cụ thể nhất định bằng cách cung cấp thông tin như : "Tôi nghĩ rằng đây là một người đàn ông nhảy lên không trung bằng ván trượt". Nhờ phần mềm nhận dạng khuôn mặt, hệ thống cũng có thể biết được tâm trạng và tuổi của một diễn giả. Ứng dụng Seeing AI, do Saqib Shaikh, một kỹ sư của văn phòng của Microsoft tại London (Anh) thiết kế, người này bị mù từ năm lên 7 tuổi. Ứng dung này kết nối với cặp kính thông minh với tên gọi là Pivothead.

● Ordyslexie : máy tính cho người bị mắc chứng loạn đọc

Máy tính có tên gọi Ordyslexie cho phép trẻ em bị mắc bệnh loạn đọc hoàn thành một khóa học như những đứa trẻ bình thường. Được trang bị phần mềm văn phòng One Note do Microsoft phát triển, máy tính này cung cấp các công cụ giúp những đứa trẻ bị bệnh đọc, viết và sắp xếp lại cấu trúc từ khi đọc. Một hệ thống nhận dạng ký tự cho phép chúng viết bằng bút stylus trên màn hình trong khi máy quét hỗ trợ thiết bị cho phép chúng số hóa các tài tiệu như bản đồ chẳng hạn.

● SignAloud : găng tay dịch các kí hiệu thành lời nói

Hai sinh viên của trường Đại học Washington (Mỹ) đã thiết kế ra một đôi găng tay có thể chuyển các ký hiệu thành lời nói. Các thông tin được tạo ra bởi sự chuyển động của các ngón tay được chuyển thông qua Bluetooth đến máy tính, sau đó chuyển đổi chúng thành lời nói hoặc đoạn văn bản. Lemelson Foundation và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã dành phần thưởng 10.000 USD cho các nhà phát minh trẻ này. Hiện nay SignAloud mới chỉ có ngôn ngữ bằng tiếng Anh, nhưng các sinh viên này hy vọng sẽ phát triển thêm bằng các ngôn ngữ khác trong tương lai.

● Unitact : tăng cảm giác cho những người điếc

"Tăng cường liên lạc với thế giới " giữa những người điếc là mục tiêu của start-up Novitact (Pháp) và vòng đeo tay Unitact của họ. Kết nối với một ứng dụng, Unitact thể điều chỉnh chế độ rung cho từng loại hoạt động, như thức dậy vào buổi sáng hoặc đi trên một tuyến đường trong thành phố. Các nút trên vòng có thể phát báo động trong trường hợp khẩn cấp hoặc gửi các thông điệp quan trọng đến người thân của những người khiếm thính. Đây là dự án gây quỹ trên Kickstarter với hơn 30.000 euro.

● NeOse : chiếc mũi ảo giúp nhận biết mùi

Start-up Aryballe Technologies đã chế tạo ra một chiếc mũi điện tử có thể nhận biết mùi theo cách giống như của con người. Thiết bị này, có tên gọi là Neose, đi kèm với những người bị mất khứu giác, một bệnh khiến cho người bị mắc mất một phần hoặc hoàn toàn cảm giác về mùi. NeOse có thể nhận biết 150 mùi so với 10.000 mùi đối với mũi của con người. Aryballe Technologies hy vọng sẽ tung sản phẩm của mình ra thị trường vào năm 2017.

● VIDI : tăng cường thực tế cho người bị thoái hóa điểm vàng

Công ty Light Vision (Pháp) đã thiết kế VIDI, cặp kính "tăng cường thực tế" dành cho những người bị thoái hóa điểm vàng (AMD). Căn bệnh này, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù loà ở những người trên 50 tuổi, làm giảm khả năng thị giác, xuất hiện điểm đen trong vùng thị giác. Kính VIDI khôi phục lại các hình ảnh xung quanh trong võng mạc. Người dùng có thể phóng to và điều chỉnh độ sáng và độ tương phản. Light Vision có thể cung cấp thiết bị của họ ra thị trường trong năm nay.

● Ekso : Khung xương cho người liệt tứ chi

Thay thế xe lăn bằng khung xương robot. Đây là mục tiêu của công ty Ekso Bionics muốn đem đến cơ hội mới cho những người bị bệnh thần kinh. Bộ xương này được gắn ngoài quần áo. Giao diện người-máy phân tích các cử chỉ của người sử dụng để hiểu được ý định của họ và thực hiện các động tác mà họ muốn. Với trọng lượng 23 kg, nó có thể di chuyển dưới 2 km/h. Chưa được bán trên thị trường, thiết bị này vẫn là đối tượng của nhiều thử nghiệm lâm sàng. Tại Nhật Bản, nhà sản xuất xe hơi Honda đã thiết kế một thiết bị tương tự với tên gọi Walking Device Assist. Nó được thuê với giá 330 euro mỗi tháng tại một số bệnh viện và các trung tâm phục hồi chức năng.

● Tobii : bệnh nhân dùng mắt điều khiển màn hình

Khi mắt thay con chuột và bàn phím. Được tạo bởi một công ty Thụy Điển, Tobii có thể kiểm soát màn hình để nhập văn bản thông qua chuyển động con mắt. Một camera hồng ngoại chiếu mắt và xác định chính xác điểm nhìn của nó. Thiết bị theo dõi mắt này được phát triển dành cho các trò chơi video cho phép người chơi thực hiện các hành động qua chuyển động của mắt mà không cần chạm vào phím điều khiển. Bệnh viện Tours đã thử nghiệm công nghệ này vào tháng 9/2015 giúp cải thiện giao tiếp giữa những người chăm sóc bệnh nhân và người bệnh không thể nói được.

● FingerReader : giúp người khiếm thị đọc qua những ngón tay

Với chiếc nhẫn thông minh này, người khiếm thị có thể có cơ hội đọc sách trở lại. Được trang bị một máy ảnh, chiếc nhẫn này chép lại các văn bản in trên giấy hoặc hiển thị trên màn hình. Một tiếng bíp và rung cảnh báo người dùng khi ngón tay của họ không còn chạy trên văn bản. Những nhà thiết kế, các kỹ sư tại MIT đang xem xét mở rộng phát minh của họ để có thể sử dụng vào mục đích khác: dịch nhanh một văn bản bằng tiếng nước ngoài./.

CTV Quế Ánh/VOV.VN 

Chia sẻ bài viết


Liên kết hữu ích