Tiếng Việt | English

03/06/2020 - 20:21

Cùng nông dân bảo vệ môi trường

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và Tập đoàn Lộc Trời thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đến nơi xử lý an toàn

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và Tập đoàn Lộc Trời thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đến nơi xử lý an toàn
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An ngày càng nâng cao hiệu quả nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, một số nông dân chưa quan tâm đến việc thu gom và tiêu hủy bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng cách. Vì vậy, ngành nông nghiệp huyện phối hợp Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Nam và Tập đoàn Lộc Trời triển khai thực hiện chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng nằm vương vãi trên các kênh thủy lợi hay đồng ruộng là nguồn chất thải nguy hại đối với môi trường. Để giúp nông dân nâng cao ý thức bảo vệmôi trường, không vứt bừa bãi bao bì, vỏ chai thuốc BVTV ra môi trường trong quá trình canh tác, đầu năm 2019, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp thực hiện chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” với quy mô 50ha sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ấp 10, xã Lương Hòa. Mô hình được Tập đoàn Lộc Trời hỗ trợ 5 thùng nhựa có nắp đậy kín bảo đảm theo đúng quy cách để chứa vỏ, bao bì thuốc BVTV đã sử dụng. Các điểm đặt thùng chứa đều thuận lợi cho người dân, không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Kỹ sư Nguyễn Văn Cơ - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bến Lức, cho biết: Có thùng chứa, bao bì, vỏ chai thuốc BVTV sau khi sử dụng được người dân tự giác thu gom, bỏ vào thùng. Người nào còn vứt bừa bãi ngoài đồng sẽ bị nhắc nhở.Qua đó, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường được nâng lên”.

“Thông qua các buổi sinh hoạt, ban ấp tuyên truyền tác hại của việc vứt bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đối với môi trường và sức khỏe con người. Sau mỗi vụ sản xuất, ấp ra quân thu gom bao bì trên trục đường, kênh, mương bỏ vào các thùng chứa. Sau 3-6 tháng sẽ được Tập đoàn Lộc Trời vận chuyển đến địa điểm xử lý an toàn” - Bí thư, Trưởng ấp 10, xã Lương Hòa - Nguyễn Thế Hùng cho biết.

Đây là mô hình hay, bảo đảm vệ sinh môi trường ở nông thôn cần được nhân rộng ở các địa phương khác./.

Việt Hằng

 

Chia sẻ bài viết


Liên kết hữu ích