Tiếng Việt | English

08/04/2019 - 15:47

Mách nước 5 bước cần làm ngay khi bị chó cắn

Gần đây, hàng loạt vụ việc thương tâm do chó cắn đã xảy ra. Vì thế, mọi người cần nắm rõ những bước xử lý vết thương để hạn chế tổn thương khi gặp sự cố này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gần đây, hàng loạt vụ việc thương tâm do chó cắn đã xảy ra. Vì thế, mọi người cần nắm rõ những bước xử lý vết thương để hạn chế tổn thương khi gặp sự cố này.

Thời gian gần đây liên tục xảy ra những vụ việc thương tâm do chó cắn. Tối qua (3.4), một bé trai 7 tuổi đi ngang qua khu vực sân vận động Kim Động cũ, thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên thì bị một đàn chó gần 10 con tấn công . Dù đưa vào bệnh viện cấp cứu, bé trai đã tử vong vì tình trạng quá nặng.

Trước đó, ngày 21.3, một bé gái 3 tuổi (ngụ huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cũng bị chó Pitbull nhà hàng xóm cắn nhiều vết làm đùi trái bị gãy kín, phải chỉ định ghép da tự thân ở một số vết cắn.

Vậy các chuyên gia khuyến cáo những bước xử lý khôn ngoan như thế nào trong những sự cố chó cắn?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Làm sạch vết thương

Điều quan trọng hàng đầu là làm sạch vết thương do chó cắn. Vết thương phải được rửa dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng không nên chà xát mạnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dùng thuốc sát trùng

Để làm sạch vết chó cắn, có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn và thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.

Nâng cao vùng bị thương

Băng bó vết thương để cầm máuNếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, cần giơ cao vùng bị thương của người bị nạn lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.

Tiêm phòng dại

Ảnh minh họa

Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

Lúc này, đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút, nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.

Trong trường hợp nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia cần dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.

Đối với con chó đã cắn người, phải cách ly và theo dõi trong vòng 10 - 15 ngày, xem tình trạng sức khỏe của chó qua các biểu hiện như bỏ ăn, bị chết hoặc nhờ các bác sĩ thú y theo dõi để xem cho có bị bệnh dại không.

Thời điểm này, nên cân nhắc tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại cho nạn nhân để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác. Nếu sau 15 ngày con chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng do vắc xin phòng dại sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân. Tuy nhiên, để chắc chắn, gia đình nạn nhân nên có những trao đổi cụ thể với bác sĩ./.

nld.com.vn(Theo laodong.vn)

Chia sẻ bài viết