Tiếng Việt | English

06/03/2017 - 14:06

Tân Lập: Nhiều hoạt động hỗ trợ người dân

Năm 2016, xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu so với nghị quyết đề ra. Đó là kết quả của sự đồng thuận ý Đảng - lòng dân, trong đó có người Khmer (13 hộ với 67 nhân khẩu) đang sinh sống tại đây.

Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng người dân luôn đồng lòng, ủng hộ chủ trương, kế hoạch của địa phương. Bí thư Đảng ủy xã - Lê Tấn Đức cho biết: “Xã có 2 khu quy hoạch với diện tích lớn nên phần diện tích thực còn lại của xã không nhiều, người dân sống tập trung trên các khu, cụm dân cư. Điều đó thuận lợi trong tuyên truyền các chủ trương, chính sách, nhưng cũng có khó khăn vì diện tích đất sản xuất của người dân không nhiều”.

Các tổ may gia công mang lại thu nhập cho người dân

Nhằm tạo đều kiện cho người dân phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình, xã hỗ trợ bằng nhiều cách: Các đoàn thể hỗ trợ vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, hình thành các tổ may gia công, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi, giới thiệu việc làm cho người dân vào các xí nghiệp, nhà máy,... Như trường hợp ông Lý Song, người dân tộc Khmer ở ấp 2.

Những ngày đầu mới đến Tân Lập, ông cũng như những hộ người Khmer khác, sống chủ yếu bằng làm thuê, chưa có nhà ở và hộ khẩu thường trú. Ông được chính quyền địa phương hỗ trợ cho vay vốn cất nhà, nhập hộ khẩu ổn định cuộc sống. Nhờ sự hỗ trợ của các đoàn thể, gia đình ông Song được vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, thuê đất ở xã lân cận trồng khóm, phát triển kinh tế gia đình.

Ngoài ra, những lúc nông nhàn, người dân được tạo điều kiện tham gia các tổ may gia công. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã - Võ Thị Huê cho biết: “Hiện tại, xã có 2 tổ may gia công với khoảng 20 thành viên mỗi tổ. Tùy theo sức lao động, mỗi người có thể thu nhập từ 3-10 triệu đồng/tháng. Các tổ không chỉ giải quyết được lao động nhàn rỗi mà còn giúp chị em nội trợ có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống”. Như chị Nguyễn Trọng Hiếu, ở ấp 2, tận dụng thời gian nghỉ trưa rảnh rỗi trong ngày, vừa trông con, vừa may gia công. Chị nói: “Lúc nào có thời gian là tôi làm, có khi làm cả ban đêm, công việc nhẹ nên cứ tranh thủ làm để có thêm thu nhập”.

Những việc làm trên là cách chính quyền xã chăm lo đời sống, giải quyết việc làm cho người dân. Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2016 của Tân Lập đạt con số 280% cũng là điều dễ hiểu. Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, Tân Lập còn hết sức chú trọng việc giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn. Ngoài những hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài, hàng tháng, mỗi chi bộ ở từng ấp đều có nguồn quỹ riêng do các đảng viên đóng góp để giúp đỡ các hộ nghèo trong ấp.

Tân Lập khoác áo mới

Tân Lập khoác áo mới 

Cập Nhật 12-10-2016

Về Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An hôm nay, chúng ta sẽ thấy những căn nhà khang trang, những con đường được mở rộng,.. Xã vùng sâu đã "thay da, đổi thịt" từ chương trình Về nguồn.

Bí thư Đảng ủy xã Tân Lập xác định, khoảng 80% hộ nghèo tại xã rơi vào tình trạng khó thoát nghèo do già cả, neo đơn và bệnh hiểm nghèo. Chính vì thế, các đoàn thể và cán bộ, đảng viên tại địa phương cố gắng bằng mọi cách để các hộ vơi bớt khó khăn. Mỗi tháng, 1 hộ nghèo trong xã được nhận 10kg gạo, đó là kết quả từ sự chung tay san sẻ khó khăn của các cán bộ, đảng viên ở địa phương.

Chính nhờ những hoạt động thiết thực trên mà Đảng bộ và chính quyền Tân Lập nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân. Tất cả chỉ tiêu về vận động các nguồn quỹ tại địa phương đều vượt so với mức đề ra. Điều này minh chứng cụ thể nhất cho sự đồng lòng, ủng hộ của người dân đối với chính quyền địa phương./.

Phương Phương

Chia sẻ bài viết