Long An phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại TP.Tân An vào ngày 20/6/1993. Đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 6.673 người nhiễm HIV. Trong đó, số bệnh nhân còn sống được quản lý là 4.917 (bao gồm 1.449 bệnh nhân ngoại tỉnh).
Đánh giá về tình hình dịch HIV/AIDSD tại Long An, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Uyên cho biết, dịch tập trung cao ở địa bàn giáp ranh TP.HCM, khu công nghiệp, dân cư đông như huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và TP.Tân An.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) tăng từ 12,6% năm 2016 lên 67,5% năm 2024
Quan hệ tình dục không an toàn là đường lây chính, đặc biệt là quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) tăng từ 12,6% năm 2016 lên 67,5% năm 2024. Tỷ lệ nhiễm HIV ở thanh niên, học sinh, sinh viên, công nhân trẻ (đặc biệt là nhóm MSM) ngày càng tăng.
Chia sẻ của người trẻ thuộc cộng đồng MSM Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ từ Dự án EPIC, ngành Y tế tỉnh triển khai đồng bộ nhiều chương trình, hoạt động như dự phòng; xét nghiệm HIV; chăm sóc, điều trị HIV chất lượng cao cho người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Dịch tập trung cao ở địa bàn giáp ranh TP.HCM, khu công nghiệp, dân cư đông Theo đó, các địa phương tích cực thông báo, tư vấn xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV; tiếp cận, xét nghiệm HIV thông qua mạng lưới người có hành vi nguy cơ cao. Người nhiễm HIV còn được tư vấn, cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm để chủ động làm xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích hoặc thông báo và vận động bạn tình, bạn chích, người có hành vi nguy cơ cao trong mạng lưới xã hội đến cơ sở y tế làm xét nghiệm HIV. Long An được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước triển khai loại hình xét nghiệm phát hiện các ca mới nhiễm trong vòng 12 tháng Long An được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước triển khai loại hình xét nghiệm phát hiện các ca mới nhiễm trong vòng 12 tháng. Năm 2024, số khách hàng nguy cơ cao được tư vấn và xét nghiệm HIV là 5.644. Qua đó, phát hiện 306 trường hợp dương tính, trong đó có 7 ma túy, 212 MSM, 3 phụ nữ mại dâm và 54 đối tượng vợ/chồng, bạn tình, bạn chích người nhiễm HIV; chuyển tiếp điều trị thành công 296 trường hợp, đạt 96,7%. Nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm mới, ngành Y tế tỉnh duy trì, mở rộng các hoạt động dự phòng và điều trị HIV/AIDS Ngoài ra, mô hình cải thiện chất lượng trong giảm kỳ thị phân biệt đối xử và mô hình nhóm cộng đồng hỗ trợ nâng cao dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế (CAB) triển khai hiệu quả cũng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Bên cạnh việc tìm ca mới nhằm ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng, các biện pháp can thiệp giảm tác hại được thực hiện như cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su; cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch; dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng virút HIV (PrEP); điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone). Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS trong trường học Nhằm từng bước xóa bỏ các rào cản về nhận thức, tâm lý và địa lý, ngành Y tế tỉnh triển khai các mô hình: PrEP lưu động, PrEP từ xa, phòng khám toàn diện và lồng ghép giúp người có nguy cơ cao nhiễm HIV dễ dàng tiếp cận dịch vụ phòng, chống. Năm 2024, toàn tỉnh có 1.249 khách hàng mới, đạt 123,7% kế hoạch; 1.325 khách hàng đang điều trị. Khách hàng duy trì điều trị sau 3 tháng đạt 80,4%. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp triển khai nhiều hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho công nhân, lao động tại các địa phương có nhiều khu công nghiệp Hơn 1 năm trước, N.V.T. (SN 1993) bất ngờ phát hiện bạn tình của mình nhiễm HIV. “Khi được tư vấn đi xét nghiệm HIV tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm âm tính, bác sĩ tư vấn phải điều trị PrEP để tránh lây nhiễm. PrEP là một trong những giải pháp dự phòng lây nhiễm HIV dành cho người chưa nhiễm HIV. Qua thời gian sử dụng thuốc, tôi thấy sức khỏe bình thường, không ảnh hưởng gì. Vì vậy, tôi tuân thủ điều trị cho đến nay” - T. bày tỏ. Tư vấn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV HIV hiện vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn cầu, căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm. Cho đến nay, vẫn chưa có cách chữa khỏi HIV. Cách điều trị hiện tại là dùng thuốc ARV – thuốc kháng vi rút giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Nổi bật trong cung cấp dịch vụ điều trị HIV của tỉnh là mô hình điều trị trong ngày, điều trị nhanh. Khi có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV, bệnh nhân được khám và điều trị ARV trong cùng ngày, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi miễn dịch, giảm mất dấu và sự lây truyền HIV trong cộng đồng. Hội thảo điều trị dự phòng trước phơi lây nhiễm HIV với chủ đề “PrEP - Hành trang yêu an toàn” được tổ chức giúp học sinh nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng Đặc biệt, phòng Xét nghiệm tải lượng HIV của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cung cấp dịch vụ được bảo hiểm y tế chi trả cho hàng ngàn bệnh nhân của các phòng khám ngoại trú trong và ngoài tỉnh. Qua đó, giúp bệnh nhân đang điều trị ARV được xét nghiệm tải lượng định kỳ, chủ động lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, rút ngắn thời gian vận chuyển mẫu và nhận kết quả. Sự tham gia của các tổ chức cộng đồng, nhân viên tiếp cận cộng đồng, đồng đẳng viên,... phụ thuộc nhiều vào các dự án viện trợ, tính bền vững chưa cao Với sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và nguồn viện trợ từ các dự án, công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh đạt chỉ tiêu đề ra. Năm 2024, toàn tỉnh có 3.693 bệnh nhân đang điều trị ARV. Trong đó, 99,1% bệnh nhân có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế (<1000 copies/ml máu); 97% bệnh nhân điều trị ARV bằng bảo hiểm y tế. Long An cơ bản kiểm soát được dịch HIV. Tuy nhiên, nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS biến động, giảm về số lượng và chất lượng; sự tham gia của các tổ chức cộng đồng, nhân viên tiếp cận cộng đồng, đồng đẳng viên,... phụ thuộc nhiều vào các dự án viện trợ, tính bền vững chưa cao; tình hình dịch HIV tập trung trong nhóm MSM trẻ tại các khu công nghiệp, trường học nên rất khó tiếp cận và can thiệp;… Sự kiện được tổ chức nhằm tạo động lực cho những người thuộc nhóm LGBT (đồng tính nam, nữ, song tính và chuyển giới) tiếp cận dịch vụ điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV (điều trị PrEP) Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đặt ra 3 mục tiêu 95-95-95, đó là: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV và 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế. Tại Long An hiện mục tiêu này đạt là 92,9 – 93,5 – 99,1. Để đạt mục tiêu này rất cần sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành, tổ chức và đoàn thể trong việc tuyên truyền, nâng cao kiến thức phòng, chống HIV cho cộng đồng, nhất là tạo sự công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của các nhóm đối tượng./. Nội dung: Ngọc Mận - Huỳnh Hương Trình bày: Mạnh Khang