Ở tuổi ngoài 80, nhà báo lão thành Lê Vân (nguyên Tổng Biên tập Báo Long An) vẫn nhớ như in những ngày còn gắn bó với nghề báo. Nói chuyện nghề, ông trở nên sôi nổi, nhiệt huyết như thời còn trai trẻ. Với nhà báo Lê Vân, dù không còn trực tiếp làm việc nhưng ông vẫn luôn dõi theo từng bước đi, từng chặng đường phát triển của báo chí tỉnh nhà.

Nhà báo cách mạng Lê Vân: Làm báo từ cái tâm, tầm và tài (Kỳ II)

 

Giai đoạn thập niên 80, 90, khi chưa có sự cạnh tranh từ mạng xã hội cũng như việc đa dạng các hình thức tiếp cận thông tin như ngày nay, Báo Long An là một trong những tên tuổi vang danh, được rất nhiều độc giả đón nhận. Dưới sự lãnh đạo của nhà báo Lê Vân, số lượng phát hành lúc bấy giờ là những con số đáng ngưỡng mộ. Với cái tâm, cái tầm và tài năng của ông, nhiều đồng nghiệp, cấp dưới luôn dành cho nhà báo Lê Vân sự kính trọng, yêu mến rất chân tình.

Nhà báo cách mạng Lê Vân: Làm báo từ cái tâm, tầm và tài (Kỳ II)

 

Từ năm 1968, nhà báo Lê Vân phụ trách thông tấn báo chí phân khu 3 (Nam Long An); đến năm 1970 là Trưởng bộ phận thông tấn báo chí phân khu 2, 3 (Long An) rồi năm 1972 là Trưởng tiểu ban thông tấn báo chí Long An. Sau giải phóng miền Nam 1975, ông là Tổng Biên tập Báo Long An.

Nhà báo cách mạng Lê Vân: Làm báo từ cái tâm, tầm và tài (Kỳ II)

Nhà báo Lê Vân (thứ 2, phải qua) tại Lễ trao huy chương Vì sự nghiệp báo chí năm 1991. Ảnh Tư liệu

Ông cho biết, cái tên Quyết Tiến có từ tháng 9/1963 đến năm 1968. Từ sau Mậu Thân 1968 đến năm 1969 có tên gọi là Quyết Thắng. Đến năm 1972, nhà báo Lê Vân làm Trưởng Tiểu ban Thông tấn báo chí Long An thì báo trở lại với cái tên Quyết Tiến khi phân khu 2, 3 sáp nhập nhưng cũng ra được mấy kỳ thì đến ngày Giải phóng. Sau đó, tờ báo có tên gọi chính thức là Báo Long An duy trì đến ngày nay.

Nhà báo cách mạng Lê Vân: Làm báo từ cái tâm, tầm và tài (Kỳ II)

Báo xuân, số cuối tuần và một số ấn phẩm của Báo Long An trong giai đoạn nhà báo Lê Vân làm Tổng Biên tập

Nhà báo Lê Vân chia sẻ thêm, từ năm 1946, tiền thân của Báo Long An chính là tờ tin Chiến Thắng có từ thời kháng chiến chống Pháp. Khi ấy, Long An gồm 2 tỉnh Chợ Lớn và Tân An, tờ Chiến Thắng của tỉnh Chợ Lớn, mà đa phần đội ngũ làm báo đều thuộc tỉnh Chợ Lớn nên có thể nói, truyền thống Báo Long An xuất phát từ tờ tin Chiến Thắng.

Phát huy truyền thống vẻ vang ấy, vượt qua những khó khăn ban đầu, Báo Long An dần có những bước phát triển vượt bậc, là tiền đề cho thế hệ những người làm báo sau này tiếp nối, phát huy. Trong thời gian nhà báo Lê Vân làm “đầu tàu”, dù cuộc sống lúc bấy giờ còn nhiều vất vả nhưng đội ngũ phóng viên ai cũng hừng hực khí thế, cống hiến hết mình.

Nhà báo cách mạng Lê Vân: Làm báo từ cái tâm, tầm và tài (Kỳ II)

 

Nhà báo Lê Vân kể, năm 1975, Báo Long An chỉ mới ra bản tin, đến năm 1976 thì chính thức ra báo, ban đầu thì 10 ngày xuất bản 1 tờ, sau đó tăng lên 7 ngày/tờ, mỗi tờ tăng từ 8 đến 10 rồi 16 trang, trong khi lực lượng phóng viên rất ít. Cả tòa soạn từ phóng viên đến các bộ phận gián tiếp chỉ có 20 người. Đặc biệt, giai đoạn năm 1985 đến 1992, mỗi tuần sẽ ra 2 kỳ báo vào thứ 2 và thứ 5, mỗi kỳ phát hành trong tỉnh là 7.000 bản, ngoài tỉnh là 12.000 đến 13.000 bản. Ngoài ra, Báo Long An còn có số cuối tuần phát hành hơn 100.000 bản,… Để tăng thu nhập cho anh em, Báo Long An còn có những phụ trương, phụ san thu hút rất nhiều bạn đọc trong và ngoài tỉnh đón nhận.

Cảm nhận về nhà báo Lê Vân, nhà báo Quang Hảo cho biết: "Tôi là cộng tác viên của Báo Long An từ năm 1977, trở thành phóng viên chính thức từ năm 1985. Ấn tượng của tôi về nhà báo Lê Vân chính là sự nhiệt tình, rất quan tâm và luôn trân trọng cộng tác viên bên cạnh đội ngũ phóng viên cơ hữu của báo. Ông luôn tạo cơ hội cho các cộng tác viên phát huy sở trường, năng lực và gắn bó lâu dài với báo, nhiều cộng tác viên sau này cũng đã trở thành phóng viên chính thức, trong đó có tôi cùng nhiều anh em đồng nghiệp khác".

Nhà báo cách mạng Lê Vân: Làm báo từ cái tâm, tầm và tài (Kỳ II)

Từ phải qua: Nhà báo Quang Hảo (bìa phải) chụp ảnh lưu niệm cùng vợ chồng nhà báo Lê Vân. Ảnh Tôn Thất Hùng

"Cũng chính vì có một lực lượng cộng tác viên rất đông, cả trong lẫn ngoài tỉnh mà nhờ đó báo tổ chức thực hiện được các phụ trương, phụ san, Long An cuối tuần, Long An cuối tháng, Bóng đá Long An,… phát hành toàn quốc, được bạn đọc đón nhận. Trong đó, cộng tác viên Hồ Nguyễn là cây bút chủ lực của Bóng đá Long An, “chuyên trị” các bài bình luận về bóng đá với văn phong sắc sảo, được rất nhiều bạn đọc trông chờ, đón nhận. Nhờ có thêm những ấn phẩm ấy mà Báo Long An chăm lo đời sống của đội ngũ cán bộ, viên chức của đơn vị rất tốt.

Ông là người có uy tín, có mối quan hệ gắn bó với các cơ quan báo chí tỉnh bạn nên thường xuyên tổ chức các chuyến học tập kinh nghiệm rất bổ ích, đi đến đâu chúng tôi cũng được tiếp đón ân cần. Đây cũng là cơ hội để những người làm báo giao lưu với nhiều đồng nghiệp, học hỏi những cách làm hay của báo bạn và áp dụng phù hợp với địa phương" - Nhà báo Quang Hảo hồi tưởng.

Nhà báo cách mạng Lê Vân: Làm báo từ cái tâm, tầm và tài (Kỳ II)

Nhà báo Quang Hảo 

Tiến sĩ, nhà báo Giản Thanh Sơn chia sẻ: "Sau năm 1975, tôi được Nhà báo Lê Vân, Tổng biên tập Báo Long An, người làm báo từ chiến trường truyền cảm hứng và dẫn dắt tôi vào nghề viết báo và làm cộng tác viên của Báo Long An, rồi chính thức trở thành phóng viên của báo. Sau này, dù không còn công tác tại Báo Long An nhưng tôi luôn nhớ mãi những kỷ niệm một thời ở bên dòng Vàm Cỏ và làm việc cùng Tổng Biên tập - Nhà báo Lê Vân, nhất là vào những ngày tháng 6 này tôi lại càng nhớ nhớ về người Tổng Biên tập năm xưa cùng những đồng nghiệp xông xáo và giản dị thuở ấy!

Nhà báo cách mạng Lê Vân: Làm báo từ cái tâm, tầm và tài (Kỳ II)

Hàng năm, vào những dịp lễ, tết, Tiến sĩ - nhà báo Giản Thanh Sơn và gia đình thường về thăm hỏi gia đình người thầy làm báo năm xưa - nhà báo Lê Vân. Ảnh: Phong Giản

Với tư cách Tổng Biên tập, nhà báo Lê Vân lúc bấy giờ chủ trương ấn hành nhiều tuần san, phụ san với số lượng cao, như Long An cuối tuần, Bóng đá Long An,… phát hành rộng rãi trong toàn quốc được độc giả cả nước đón nhận, quy tụ được sự cộng tác của nhiều nhà báo giỏi từ TP.HCM và các nơi.

Nhà báo cách mạng Lê Vân: Làm báo từ cái tâm, tầm và tài (Kỳ II)

Tiến sĩ, nhà báo Giản Thanh Sơn (bên phải) tác nghiệp tại Trung Đông năm 2010. Ảnh do ký giả John Fank chụp

Tổng Biên tập Lê Vân luôn luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho phóng viên tác nghiệp. Tôi nhớ mãi một sự kiện vào năm 1993, khi Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Mitterrand có chuyến viếng thăm lịch sử đến Việt Nam và TP.Hồ Chí Minh. Để có bài viết mang tầm quốc tế cho bản báo, tôi đề xuất được tham gia sự kiện quan trọng này, ông ủng hộ và làm thủ tục giới thiệu ngay với các nhà chức trách.

Đây cũng là bước ngoặt để tôi có cơ hội tiếp cận với những sự kiện chính trị, ngoại giao trong nước và quốc tế; là dấu mốc quan trọng và sự khích lệ lớn lao cho tôi được tiếp tục theo đuổi ước mơ làm báo cho đến hôm nay. Báo Long An là cái nôi cho tôi trưởng thành, người chắp cánh ước mơ cho tôi cũng chính là nhà báo Lê Vân. Không chỉ riêng tôi, nhà báo Phạm Hồng Phước, Hoàng Hùng, Lê Đại Anh Kiệt,… cũng là những “cây bút” tên tuổi xuất phát từ Báo Long An thuở ấy".

Nhà báo cách mạng Lê Vân: Làm báo từ cái tâm, tầm và tài (Kỳ II)

Tiến sĩ, nhà báo Giản Thanh Sơn

Với cái tâm, bản lĩnh, trí tuệ cùng sự nhạy bén của mình, nhà báo Lê Vân đã có những chiến lược đúng đắn, đưa tờ báo địa phương đến với độc giả tỉnh nhà và vươn xa trong cả nước. Ngày nay, dù báo chí đã có nhiều thay đổi, đa dạng và hiện đại hơn rất nhiều nhưng những kinh nghiệm của thế hệ đi trước như nhà báo Lê Vân vẫn luôn giữ nguyên giá trị, là những bài học lớn cho thế hệ làm báo hôm nay học tập, phát huy... 

(Còn tiếp)

Nhà báo cách mạng Lê Vân: Làm báo từ cái tâm, tầm và tài (Kỳ II)

Thanh Hiểu - Thu Ngân

Ngày xuất bản: 20/06/2021
Chia sẻ: