Xử lý cán bộ vi phạm không có vùng cấm, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị

Xử lý cán bộ vi phạm không có vùng cấm, kể cả Ủy viên Bộ Chính trịXử lý cán bộ vi phạm không có vùng cấm, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị

Ngay phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN ngày 15/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã lưu ý, nhiệm vụ đặt ra trong năm 2020 hết sức nặng nề, tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đã đạt được.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu đẩy mạnh công tác PCTN với quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn. Cùng với đó là chấn chỉnh, đấu tranh đẩy lùi tư tưởng lo ngại việc đẩy mạnh PCTN sẽ “làm chậm sự phát triển”, “hạn chế sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm”, “nhụt chí”, “làm cầm chừng”, “phòng thủ” trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Xử lý cán bộ vi phạm không có vùng cấm, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị

Ngay từ đầu năm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ đạo tập trung đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; chú trọng xác minh, điều tra làm rõ hành vi tham nhũng, chiếm đoạt.

Trong 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước điểm tên, không ít vụ liên quan đến cán bộ cấp cao đang đương chức.

Điển hình như vụ án Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; vụ án liên quan đến dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; vụ án xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI)…

Đến cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng vào ngày 26/5, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục yêu cầu tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến một số vụ án.

Trong số các vụ án được điểm mặt, chỉ tên có vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; rửa tiền; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan.

Xử lý cán bộ vi phạm không có vùng cấm, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị

Tại phiên thứ 18 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN vào ngày 25/7, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Công tác PCTN không “chững lại”, “chùng xuống” mà tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng quyết liệt, bài bản, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, hiệu quả hơn".

Trong phát biểu tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN nhũng vào ngày 25/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: “Những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đã góp phần vào thành tựu chung của đất nước, tạo không khí phấn khởi trong xã hội, tăng cường niềm tin trong nhân dân”.

Một lần nữa, công tác PCTN được khẳng định không phải “chùng xuống”, thậm chí còn quyết liệt hơn. Sự quyết liệt cốt để giáo dục là chính, nhận ra sai lầm để tự sửa, để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa tham nhũng đừng xảy ra.

Xử lý cán bộ vi phạm không có vùng cấm, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị

Từ đầu năm đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hàng loạt cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý có sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Một số người bị xử lý hình sự.

Mới nhất, ngày 17/12, tại Hội nghị Trung ương 14, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội. 

Trước đó, ngày 3/12, ông Chung bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét khai trừ ra khỏi Đảng. Ngày 11/12, TAND Hà Nội tuyên phạt ông Chung 5 năm tù về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, theo điều 337 Bộ luật Hình sự 2015. Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Chung còn liên quan đến hai vụ án khác.

Xử lý cán bộ vi phạm không có vùng cấm, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị

Ngày 2/12, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương.

Bà Thoa bị kỷ luật vì trong thời gian giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn 2010 - 2017 đã có những vi phạm, khuyết điểm liên quan đến dự án khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

Vụ án này đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra quyết định khởi tố và có kết luận điều tra đề nghị truy tố. Tuy nhiên, bà Thoa đã ra nước ngoài trước khi bị khởi tố và hiện đang bị truy nã quốc tế, truy nã đỏ.

Cũng liên quan đến vụ án, ông Vũ Huy Hoàng, cựu Ủy viên Trung ương, trong thời gian giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng, đến mức phải khai trừ ra khỏi Đảng. Tuy nhiên, do ông Hoàng đang mắc bệnh hiểm nghèo nên chưa xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.

Ngày 11/7, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cũng bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.

Ông Tuyến bị khởi tố để điều tra về những sai phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).

Ngày 14/5, tại hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương quyết định kỷ luật khai trừ khỏi Đảng đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đến ngày 21/5, Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân tuyên phạt ông Hiến 4 năm tù. Ông Hiến bị xử lý kỷ luật và bị xử lý hình sự do có liên quan vụ  án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải Quân liên quan đến lô đất số 7-9 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 11/12 vừa qua, Tòa án Quân sự trung ương đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiến 3 năm 6 tháng tù (giảm 6 tháng) so với án sơ thẩm.

Xử lý cán bộ vi phạm không có vùng cấm, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị

Trong số các cán bộ cấp cao bị kỷ luật năm 2020, có 2 ủy viên Bộ Chính trị là ông Hoàng Trung Hải và ông Nguyễn Văn Bình.

Ngày 10/1, Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải. Lý do, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Hoàng Trung Hải đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO 2).

Ngày 6/ 11, Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Văn Bình do trong thời gian làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những vi phạm, khuyết điểm. Ông Nguyễn Văn Bình có vi phạm trong việc ký ban hành nghị quyết đồng ý cho Ngân hàng Xây dựng vay đặc biệt với lãi suất 0% và không có tài sản bảo đảm…

Ngày 16/6, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Lê Viết Chữ, Ủy viên Trung ương khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi vì có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ.

Xử lý cán bộ vi phạm không có vùng cấm, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị

Ngoài ra thời điểm đầu năm, Bộ Chính trị đã kỷ luật khiển trách ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương khóa XII, Phó Ban Kinh tế Trung ương vì có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang.

Bộ Chính trị cũng kỷ luật cách chức Bí thư Thành uỷ TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; kỷ luật cảnh cáo ông Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM. Cả hai ông đều liên quan đến những sai phạm trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. 

Cho đến những ngày cuối năm 2020, ông Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 16/12 vừa qua. Lý do, ông Cang có dính đến sai phạm liên quan đến việc phát hành, bán 9 triệu cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim tại Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn.

Xử lý cán bộ vi phạm không có vùng cấm, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị

Theo VOV.VN

Ngày xuất bản: 22/12/2020
Chia sẻ: