Tiếng Việt | English

04/12/2020 - 09:38

Thăm Nhà lưu niệm Sơn Nam 

Tọa lạc tại ấp 4, xã Đạo Thạnh, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Nhà lưu niệm Sơn Nam là nơi lưu giữ những hình ảnh, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp của cố nhà văn Sơn Nam. Nổi bật giữa những thiết kế hiện đại là hình ảnh thấp thoáng của một ngôi nhà mái ngói được xây dựng, mô phỏng theo lối kiến trúc nhà truyền thống của người Nam bộ.

Nhà lưu niệm được vợ chồng người con gái lớn của nhà văn Sơn Nam là bà Đào Thúy Hằng xây dựng để tưởng nhớ người cha đã khuất

Nhà lưu niệm được vợ chồng người con gái lớn của nhà văn Sơn Nam là bà Đào Thúy Hằng xây dựng để tưởng nhớ người cha đã khuất

Đến thăm Nhà lưu niệm Sơn Nam, chúng tôi có dịp trò chuyện với ông Trương Văn Sáng - người quản lý tại Nhà lưu niệm Sơn Nam. Gắn bó với nơi đây từ những ngày đầu, ông Sáng cho biết: “Ngôi nhà được khởi công xây dựng từ cuối năm 2009 đến năm 2010 hoàn thành, được xây dựng theo kiểu nhà cổ Nam bộ, xung quanh nhà được trồng nhiều cây xanh tạo không khí mát mẻ, trong lành. Ngôi nhà được vợ chồng người con gái lớn của nhà văn Sơn Nam là bà Đào Thúy Hằng xây dựng để tưởng nhớ người cha đã khuất của mình, hàng ngày, gia đình bà đều đến đây thắp nhang. Ngoài ra, ngôi nhà còn được xây dựng để những người yêu mến nhà văn có thể đến thăm viếng, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của ông. Nhà lưu niệm mở cửa các ngày trong tuần từ 7/17 giờ, nhưng khi có khách ở xa đến thì giờ nào tôi cũng mở cửa, ở đây tham quan hoàn toàn miễn phí”.

Ông Trương Văn Sáng - người quản lý tại Nhà lưu niệm Sơn Nam, bên khu vực trưng bày tranh biếm họa

Ông Trương Văn Sáng - người quản lý tại Nhà lưu niệm Sơn Nam, bên khu vực trưng bày tranh biếm họa

Ông Trương Văn Sáng - người quản lý tại Nhà lưu niệm Sơn Nam, bên khu vực trưng bày tranh biếm họa

Năm 1999, nhà văn Sơn Nam được nhận giải Mai vàng cho Nhà văn xuất sắc với tác phẩm Hương rừng Cà Mau (tập 2 và 3 Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 1999)

Gần 10 năm gắn bó, ông Sáng xem nơi đây như nhà của mình. Hàng ngày ông đều quét dọn, chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên rộng gần 0,3ha. Nếu có khách đến thì ông kiêm luôn vai trò “hướng dẫn viên”. Đưa chúng tôi vào tham quan bên trong khu nhà lưu niệm, ông Sáng giới thiệu hàng trăm kỷ vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của cố nhà văn.

Một góc trưng bày tại Nhà lưu niệm Sơn Nam

Một góc trưng bày tại Nhà lưu niệm Sơn Nam

Ông thông tin, những hiện vật trong nhà lưu niệm đa phần được các con của nhà văn tìm kiếm, sưu tầm, trong đó còn có cả những kỷ vật mà những người yêu mến nhà văn tặng lại cho gia đình. Từ khi đưa vào hoạt động đến nay, nhà lưu niệm đã đón nhiều lượt khách đến từ mọi miền đất nước. Khoảng thời gian đầu, mỗi ngày lượng khách đến thăm rất đông nhưng những năm gần đây vào dịp cuối tuần mới có nhiều khách. Khách tham quan chủ yếu là những người nghiên cứu, yêu thích văn học; ngoài ra, phần lớn là học sinh, sinh viên đến để học tập ngoại khóa.

Ông Trương Văn Sáng cho biết, mỗi bức tranh, ảnh được treo tại nhà lưu niệm đều có ý nghĩa riêng

Ông Trương Văn Sáng cho biết, mỗi bức tranh, ảnh được treo tại nhà lưu niệm đều có ý nghĩa riêng 

Được biết, nhà văn Sơn Nam (1926-2008) tên thật là Phạm Minh Tày, sinh ra tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Sơn Nam là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam lỗi lạc. Hầu hết những tác phẩm của ông đều toát lên sự mộc mạc, dung dị, cuộc sống của con người Nam bộ. Hiện nay, Nhà lưu niệm Sơn Nam là điểm đến của rất nhiều nhà nghiên cứu và người yêu thích văn học. Đây cũng là địa điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang, là nơi bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa tình yêu văn học đến với cộng đồng./.

Hoài An

Chia sẻ bài viết