Loại gia vị cực tốt, bệnh nhân tiểu đường nên thêm vào bữa ăn
Củ hành mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. Và nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hành giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hành chứa chất xơ, carbohydrate, protein, chất béo, đường, vitamin B, C và phốt pho.
Sau đây, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Ấn Độ Avni Kaul sẽ nói về lợi ích đáng ngạc nhiên của hành đối với bệnh tiểu đường. Cô cũng chỉ ra một số nghiên cứu chứng thực điều này.
Có nhiều biện pháp khắc phục tại nhà có thể hiệu quả trong việc chống lại bệnh tiểu đường
Giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Hành có chứa các hợp chất flavonoid và lưu huỳnh - đã được chứng minh là có đặc tính hạ đường huyết. Các hợp chất này có thể giúp điều chỉnh mức insulin và cải thiện quá trình chuyển hóa đường, đặc biệt có lợi cho người tiểu đường.
Nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, cho thấy bệnh nhân tiểu đường loại 2 tiêu thụ chiết xuất hành trong 4 tuần đã giảm đáng kể đường huyết lúc đói. Một nghiên cứu khác cho thấy người mắc bệnh tiểu đường loại 1 ăn hành sống hằng ngày đã giảm lượng đường trong máu. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 21.5.
Điều xảy ra với cơ thể nếu ngừng uống cà phê có thể khiến bạn ngạc nhiên
Các chuyên gia cho biết, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ trong vài ngày đầu sau khi ngừng sử dụng cà phê.
Ông Kieran McSorley, chuyên gia dinh dưỡng của phòng khám vật lý trị liệu Brentwood Physiotherapy Calgary (Canada), giải thích: Tùy vào lượng caffein mà bạn uống, bạn có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, khó chịu và khó tập trung khi không sử dụng cà phê. Đặc biệt, đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến nhất, có thể kéo dài vài ngày đến một tuần.
Các chuyên gia cho biết khi bỏ cà phê, bạn có thể ngạc nhiên trước những tác dụng phụ
Cô Karen Ann Batsatos, chuyên gia dinh dưỡng của trang thông tin sức khỏe Health Canal (Mỹ), giải thích: Vì caffein khiến các mạch máu trong não bị co lại, nên khi ngưng cà phê sẽ khiến các mạch máu mở rộng và lưu lượng máu tăng nhanh. Áp lực tăng thêm này gây ra cơn đau đầu.
Cô Sheri Berger, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe tim phổi Bệnh viện El Camino (Mỹ), gợi ý để giảm thiểu tác dụng phụ khó chịu này, nên giảm dần lượng tiêu thụ, rồi tiến đến bỏ hẳn. Thực hành lối sống lành mạnh để có năng lượng tối ưu - bao gồm uống đủ nước, ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, tham gia các hoạt động giảm căng thẳng như hít thở sâu và ngủ đủ giấc cũng có thể giúp ích. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 21.5.
Vì sao có người đỏ bừng mặt sau khi tập thể dục?
Nhiều người có khuôn mặt đỏ bừng sau khi vừa xong một buổi tập thể dục cường độ cao. Vì sao lại vậy? Sau đây các bác sĩ da liễu giải thích lý do khiến mặt bạn đỏ lên khi tập thể dục.
Mặt đỏ bừng sau khi tập luyện thường là một phản ứng hoàn toàn bình thường đối với hoạt động thể chất. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn đỏ bừng mặt sau khi tập luyện trong khi người khác không bị.
Nhiều người có khuôn mặt đỏ bừng sau khi vừa xong một buổi tập thể dục cường độ cao
Do sự giãn nở của mạch máu. Tiến sĩ Blair Murphy, bác sĩ da liễu làm việc tại New York (Mỹ), giải thích: Đỏ bừng mặt sau khi tập thể dục là do sự giãn nở của các mạch máu bề mặt trên da mặt, để tăng lưu lượng máu.
Có thể có nhiều mao mạch nông hơn. Về cơ bản, một số người gặp hiện tượng đỏ bừng mặt sau khi tập thể dục vì họ có nhiều mao mạch ở bề mặt hơn. Máu phải bơm nhanh hơn để tối đa hóa lượng oxy hấp thụ, vì vậy các mao mạch mở rộng để cho phép nhiều oxy đi qua các cơ đang hoạt động, đồng thời đẩy nhiệt lên bề mặt để tránh quá nóng./.
Theo Thanh niên