Góc sức khoẻ thai kỳ với Bệnh viện TWG Long An
Chú trọng tầm soát mạch máu tiền đạo trước sinh
Phó Giám đốc Trung tâm Sản-Phụ khoa, Bệnh viện TWG Long An - BS.CKII Lê Phạm Hoa Sơn Trà |
Trong siêu âm sản phụ khoa, bên cạnh tầm soát dị tật thai, các bất thường của bánh nhau, dây rốn, việc kiểm tra vị trí mạch máu, vị trí bám của dây rốn trên bánh nhau là vô cùng quan trọng. Mạch máu tiền đạo, dây rốn bám màng chiếm tỷ lệ thấp nhưng nếu không được quản lý, chẩn đoán trước sinh sẽ dẫn đến nguy cơ xấu đến kết quả thai kỳ.
Phóng viên (PV) Báo Long An có cuộc phỏng vấn với Phó Giám đốc Trung tâm Sản-Phụ khoa, Bệnh viện TWG Long An - Bác sĩ (BS) CKII Lê Phạm Hoa Sơn Trà về những yếu tố nguy cơ cùng các khuyến cáo đối với tình trạng mạch máu tiền đạo nhằm bảo vệ sức khỏe thai phụ, thai nhi hiệu quả.
PV: Thưa BS, xin BS cho biết mạch máu tiền đạo là gì?
BS Lê Phạm Hoa Sơn Trà: Mạch máu tiền đạo là mạch máu của thai nhi (có thể là động mạch hay tĩnh mạch) không nằm trong bánh nhau, dây rốn mà hiện diện ngay gần lỗ trong cổ tử cung. Các mạch máu này nằm trong màng, không được bảo vệ bởi nhau thai hay dây rốn, có nguy cơ vỡ khi ối vỡ tự nhiên hoặc bấm ối, khiến thai nhi mất một lượng máu lớn, nguy cơ tử vong cao và cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng thai phụ.
Mạch máu tiền đạo là một tai biến sản khoa hiếm gặp, chiếm khoảng 1/2.500 ca đơn thai. Những yếu tố nguy cơ gây ra mạch máu tiền đạo bao gồm: Dây rốn bám màng mép dưới bánh nhau, nhau bám thấp trên siêu âm 3 tháng cuối, bánh nhau hai thùy, bánh nhau phụ,…
Thai phụ N.T.H.L được phẫu thuật, chấm dứt thai kỳ ở tuần 34
PV: Nguy cơ có thể xảy ra với những trường hợp bị mạch máu tiền đạo là gì? Triệu chứng của mạch máu tiền đạo ra sao, thưa BS?
BS Lê Phạm Hoa Sơn Trà: Thông thường, mạch máu nuôi thai nhi được bảo vệ bởi chất thạch Wharton trong dây rốn. Tuy nhiên, mạch máu tiền đạo lại không được nâng đỡ bởi chất thạch này, mạch máu tiền đạo dính chặt vào lớp màng đệm bên trên và rất dễ bị vỡ khi vỡ ối tự nhiên hoặc bấm ối. Máu chảy từ mạch máu tiền đạo là từ thai, hơn nữa máu của thai nhi rất ít, mà đây là những mạch máu lớn, khi bị vỡ thì sẽ chảy ồ ạt, nguy cơ đe dọa tính mạng của thai rất cao.
Mạch máu tiền đạo không có triệu chứng rõ ràng, chủ yếu chẩn đoán qua siêu âm, chính xác nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Đối với những trường hợp có yếu tố nguy cơ như nhau bám thấp, dây rốn bám màng mép dưới bánh nhau,… thì BS chẩn đoán hình ảnh sẽ rà soát xem có tiền đạo hay không bằng siêu âm Doppler kết hợp siêu âm đầu dò qua ngõ âm đạo. Kỹ thuật này rất cần các BS có chuyên môn và kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại tại cơ sở y tế.
Với kinh nghiệm của đội ngũ bác sĩ, kết hợp chẩn đoán hình ảnh bằng máy siêu âm Voluson E10 hiện đại, đã phát hiện và xác định thai phụ N.T.H.L bị mạch máu tiền đạo
PV: BS có những khuyến cáo gì đối với các trường hợp mạch máu tiền đạo?
BS Lê Phạm Hoa Sơn Trà: Chẩn đoán sớm mạch máu tiền đạo sẽ giúp BS có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời, góp phần giúp trẻ được sinh ra an toàn và khỏe mạnh cũng như giảm nguy cơ tai biến cho bà mẹ.
Khi phát hiện trường hợp mạch máu tiền đạo thai phụ phải được chăm sóc rất kỹ, hạn chế vận động, kiêng giao hợp. Đồng thời, chủ động tiêm trưởng thành phổi cho thai nhi để có thể chấm dứt thai kỳ sớm ở tuần thai thứ 34-35. Với những thai được chẩn đoán sớm và có sự can thiệp kịp thời thì tỷ lệ cứu sống cao.
Vào ngày 10/4, Bệnh viện TWG Long An tiếp nhận thai phụ N.T.H.L (46 tuổi, ngụ xã Lương Hòa, huyện Bến Lức) nhập viện trong tình trạng đau trằn bụng, ra huyết âm đạo. Thai phụ mang thai lần 7, khám thai ngoại viện chưa ghi nhận bất thường.
Cháu bé chào đời khoẻ mạnh, cân nặng 2.200g
Khi đến khám tại Bệnh viện TWG Long An, các BS siêu âm chẩn đoán nhau bám thấp, ngay lập tức tầm soát mạch máu tiền đạo. Với kinh nghiệm của đội ngũ BS, kết hợp chẩn đoán hình ảnh bằng máy siêu âm Voluson E10 hiện đại, đã phát hiện và xác định thai phụ bị mạch máu tiền đạo. Ngay sau đó, các BS đã hội chẩn, lên kế hoạch điều trị. Sau khi đủ liều trưởng thành phổi cho thai thì tiến hành phẫu thuật. Cháu bé chào đời ở tuần thứ 34, cân nặng 2.200g. Sau sinh, bé được chuyển lên Khoa Sơ sinh để theo dõi và chăm sóc. Ngày 15/4, mẹ và bé xuất viện với tình trạng sức khỏe ổn định.
Mạch máu tiền đạo nếu được phát hiện sớm sẽ giảm thiểu tỷ lệ tử vong cho thai nhi, bảo đảm an toàn sức khỏe của thai phụ. Do đó, phụ nữ có thai cần khám định kỳ theo khuyến cáo của BS tại các cơ sở y tế uy tín và có đầy đủ hệ thống trang thiết bị y tế. Bệnh viện TWG Long An có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ BS có chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Đây là địa chỉ tin cậy để thăm khám, phát hiện sớm các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Máy siêu âm GE Voluson E10 là máy siêu âm đa tiên tiến hiện đại nhất, với ứng dụng đa chức năng. Tại Bệnh viên TWG Long An đang sử dụng hệ thống máy siêu âm GE Voluson E10 để chẩn đoán nâng cao trong Sản phụ khoa và Ngoại khoa. Bệnh viện TWG Long An Địa chỉ: Số 136C, Đường tỉnh 827, khu phố Bình An 1, phường 7, TP.Tân An, tỉnh Long An Điện thoại: 02723550507 |
P.N
Chia sẻ bài viết |