Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh và cổng/trang thông tin điện tử tỉnh Long An
Việc phổ cập internet cáp quang và smartphone còn giúp người dân sử dụng dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện trên di động (Mobile); đẩy mạnh thanh toán điện tử không thông qua tài khoản ngân hàng (Mobile Money); hướng đến mục tiêu phổ cập internet toàn dân; Góp phần hiện thực hóa chương trình chuyển đổi số quốc gia. Dễ dàng giao tiếp với cơ quan nhà nước và thực hiện dịch vụ hành chính công.
Với điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối Internet, người dân có thể dễ dàng thực hiện thủ tục hành chính khi có nhu cầu (chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản, quyền sử dụng đất, nhà ở,….) trên cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh (https://dichvucong.longan.gov.vn); tìm kiếm thông tin các cơ quan nhà nước trong tỉnh để liên hệ, hỏi đáp, tìm hiểu các thông tin về chủ trương, chính sách của nhà nước về nông nghiệp, khuyến nông,…trên cổng/trang thông tin điện tử tỉnh.
Thông qua các công cụ tìm kiếm trên Internet (Google, bing,…), người dân dễ dàng tìm kiếm thông tin về giá cả, nguyên liệu đầu vào, thông tin mùa vụ, các mô hình hay trong sản xuất, kinh doanh,... Từ đó có thể học hỏi, sáng tạo, cải tiến quy trình trong sản xuất, chăn nuôi, chọn giống cây trồng phù hợp để nâng cao năng suất và đầu ra cho sản phẩm của mình.
Thương mại điện tử đang trở thành phương thức giao dịch, mua bán phổ biến của doanh nghiệp, người tiêu dùng, đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Người dân sử dụng smartphone hoặc các thiết bị như laptop, destop, máy tính bảng,… có kết nối mạng Internet để mua bán các sản phẩm, hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử (Lazada, Sendo, Shopee, Vỏ sò, Postmart,…), đặc biệt là 2 sàn: Postmart.vn và Voso.vn có trên 74.743 tài khoản đăng ký, với 2.395 sản phẩm, số lượng người dùng truy cập trung bình là 3.500 lượt/ngày; 2 sàn này hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác lên sàn thương mại điện tử giúp kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm rộng rãi trong và ngoài nước, đa dạng kênh mua bán và mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế, giảm phụ thuộc vào thương lái hoặc trung gian.
Với những lợi ích trên, mỗi người dân cần trang bị cho mình 1 điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình cần có 1 đường truyền internet cáp quang để phục vụ sản xuất, kinh doanh, học tập online giúp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, góp phần xây dựng Chính quyền số, xã hội số, kinh tế số.
Dễ dàng tìm kiếm thông tin, nâng cao kiến thức phục vụ sản xuất, kinh doanh
Theo thống kê Sở Thông tin và Truyền thông, đến cuối năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 1.267.853 smartphone đạt tỷ lệ 75% smartphone/dân số và tỷ lệ hộ gia đình có thuê bao Internet cáp quang đạt 67% (318.222 thuê bao); có 334.755 thuê bao Internet cáp quang (tăng 11,4 % thuê bao so với cuối năm 2020), trong đó thuê bao Internet cáp quang hộ gia đình là 318.222 (tăng 11,5% so với cuối năm 2020), tổng số điện thoại thông minh 1.267.853 (tăng 10% so với cuối năm 2020).
Về việc triển khai thực hiện tắt sóng 2G thực hiện theo lộ trình, đã đề xuất Bộ TTTT, Cục Viễn thông, các doanh nghiệp triển khai thử nghiệm mạng 5G và đưa Long An vào nhóm các tỉnh đầu tiên triển khai cung cấp dịch vụ thương mại theo lộ trình (triển khai trước tại một số khu vực tại TP.Tân An và các khu/cụm công nghiệp, sau đó triển khai mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh) để đẩy nhanh tiến trình tắt sóng 2G.
Ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 749/QĐ-TTg, trong đó xác định người dân là trung tâm của chuyển đổi số và thiết bị di động thông minh là phương tiện chính trong thế giới số giúp hình thành “Văn hóa số” gắn với bảo vệ chủ quyền số quốc gia, đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành cùng doanh nghiệp triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy sử dụng điện thoại di động thông minh (smartphone) và truy cập internet cáp quang hộ gia đình.
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4081/QĐ-UBND ngày 04/11/2020, phê duyệt Chương trình chuyển đổi số tỉnh Long An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số phải đáp ứng về hạ tầng băng rộng cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình, 100% cấp xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; cơ bản các hộ gia đình trên toàn tỉnh được phổ cập inetmet; 100% người dân trưởng thành đảm bảo điều kiện được phổ cập điện thoại thông minh; 50% người dùng smartphone được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; 50% người dân có tài khoản tham gia vào hoạt động thanh toán điện tử.
Phấn đấu đến cuối năm 2022, việc thúc đẩy sử dụng điện thoại thông minh và phổ cập internet cáp quang hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Long An đạt tỷ lệ smartphone/dân số đạt 85% và 75% hộ gia đình có thuê bao cáp quang./.
Hùng Cường