Sai lầm khi tắm dễ bị đột tử mọi người cần tránh
Tắm là hoạt động thường xuyên của con người, giúp cơ thể thoải mái, tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị đột quỵ khi tắm vì lý so sau.
Tắm khi quá no, quá đói. Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Bạn nên tắm sau khi ăn 1-2 giờ.
Tắm xong đi ngủ ngay. Độ nóng của nước nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh gây ức chế hoạt động của não bộ và gây hại cho sức khỏe của bạn. Nếu lập tức đi ngủ sau khi tắm, bạn sẽ rất khó chìm sâu vào giấc ngủ. Tốt hơn hết là bạn nên tắm trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 giờ. Trường hợp bạn không có thời gian mà vẫn muốn sạch sẽ để lên giường thì chỉ cần dùng khăn lạnh ẩm lau lại phần trán và cổ 5 phút là được. Cách làm này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể được trung hòa ở mức bình thường.
Tắm lúc mệt mỏi là thời điểm dễ bị đột tử bạn nên tránh. Khi mệt khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh. Nếu cộng thêm việc tắm bằng nước lạnh càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn, dễ bị cảm lạnh, thậm chí dễ gây ra tử vong. Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Tắm đêm. Các chuyên gia khuyến cáo sau 23h là thời điểm bạn đặc biệt không nên tắm, gội đầu bằng nước lạnh. Nó khiến các tĩnh mạnh giãn ra, huyết áp giảm. Đặc biệt, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, khả năng tử vong là rất cao.
Tắm ngay sau khi làm việc. Dù cho bạn làm việc thể chất hay vận động thể lực, nên nghỉ một lát mới tắm, nếu không nó dễ dàng dẫn tới thiếu máu cung cấp cho tim và não, thậm chí gây bất tỉnh.
Tắm sau khi uống rượu bia sẽ khiến đường huyết không được bổ sung kịp thời do rượu chứa nhiều chất kích thích làm ức chế hoạt động của gan, dễ bị hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi toàn thân, nặng hơn còn ngất xỉu do bị hạ đường huyết. Đặc biệt với người say rượu, bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, cơ thể đang mệt mỏi… không nên tắm với nước lạnh vì dễ bị đột quỵ, tai biến.
Tắm khi nhiệt độ cơ thể cao. Điều này thường xảy ra nhất vào mùa hè. Khi đi ngoài đường về, trời nắng nóng, nhiệt độ cơ thể đang tăng, mồ hôi đang tiết ra, bạn chỉ muốn lao ngay vào nhà tắm để tắm nước lạnh cho mát. Đây là một thói quen rất tai hại. Bởi nếu tắm khi cơ thể chưa ráo mồ hôi, hơi nước sẽ ngấm qua lỗ chân lông đang mở rộng khiến bạn bị ho, sốt, kéo theo các nguy cơ nhiễm lạnh phổi.
Đang sốt cũng tắm. Khi sốt cơ thể rất yếu, nếu bạn tắm sẽ rất dễ bị cảm lạnh, khiến tình trạng sức khỏe và cơn sốt trở nên trầm trọng do sức đề kháng yếu. Điều này còn có thể dẫn tới đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng.
Tắm ngay sau khi ngủ dậy. Sau một giấc ngủ dài, việc tắm gội khiến não bộ hưng phấn để khởi đầu một ngày mới tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, đi tắm ngay khi vừa ngủ dậy với cái bụng đói rỗng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, thậm chí gây hiện tượng tụt huyết áp, đột quỵ. Tắm với nước quá nóng làm giãn mạch máu sẽ khiến máu không lưu thông lên não kịp thời, đau đầu, chóng mặt. Thời gian thích hợp nhất để tắm gội lúc ngủ dậy là sau khi ăn sáng nhẹ.
Đừng tắm khi đang có sấm sét. Hãy ngưng sử dụng nhà tắm vì sấm sét có thể đánh vào đường điện làm nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Hệ thống đường ống, điện ngầm cùng các thiết bị điện làm bạn như đang nằm trên một chiếc giường hút gió. Đừng sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử trong nhà tắm khi đang sét, vì đó có thể là một nguồn lực kéo sét về phía bạn.
Nằm điều hòa sau khi tắm. Việc nhiệt độ hạ thấp đột ngột ngay sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, làm cho máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp, dễ gây tai biến, và đột quỵ./.
- Bác sĩ trả lời: Ăn trứng mỗi ngày có ảnh hưởng đến cholesterol? (22/01)
- 4 lợi ích với sức khỏe từ trái nhàu (21/01)
- Làm đẹp phải an toàn (21/01)
- Nước ép trái cây dạng nào tốt cho sức khỏe hơn? (20/01)
- Lo thịt bẩn tuồn ra dịp Tết, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo 'nóng' (19/01)
- Nên ăn rau gì khi muốn vừa giảm cân, vừa giảm huyết áp? (19/01)
- Phát hiện điều kỳ diệu từ thói quen uống trà xanh ở người lớn tuổi (18/01)
- Uống cà phê có thực sự tốt cho gan? (18/01)