Tiếng Việt | English

10/02/2022 - 11:34

Sức mua hàng hóa giảm mạnh sau tết

Không khí mua sắm trầm lắng là tình hình chung tại nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống và các cửa hàng kinh doanh hàng hóa trên địa bàn tỉnh Long An.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp tác động mạnh đến tình hình thị trường hàng hóa

Dịch bệnh diễn biến phức tạp tác động mạnh đến tình hình thị trường hàng hóa

Sau tết, người bán nhiều, người mua ít là tình trạng chung tại các cửa hàng kinh doanh quần áo, giày dép,... Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng - Quản lý cửa hàng quần áo thời trang tại Co.opmart Tân An (TP.Tân An), cho biết: “Cận tết, thị trường thời trang nhộn nhịp vì đa số người dân đều có nhu cầu mua sắm quần áo mới trước tết. Theo đó, để thu hút khách hàng, nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn được “tung” ra. Hiện nay, thị trường quần áo khá trầm lắng, doanh thu giảm 5-6 lần so với thời điểm cận tết, nguyên nhân do người dân đã mua sắm trước tết”. Không riêng mặt hàng thời trang, sức tiêu thụ các loại hàng hóa khác cũng khá chậm. Bán trái cây tại chợ phường 2, TP.Tân An gần chục năm nay, chị Huỳnh Thị Hằng (45 tuổi) chia sẻ: “Sau tết, giá trái cây giảm so với thời điểm cận tết nhưng lượng khách mua hàng rất ít. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các nhà vườn ngại tái đầu tư, nhiều thương lái không đặt cọc như mọi năm vì lo lắng đầu ra. Do diện tích trồng giảm mạnh nên thời điểm cận tết giá mãng cầu, quýt hồng,... tăng từ 10.000 đồng/kg trở lên so cùng kỳ; lượng dưa hoàng kim nhập về không đủ bán”.

Sau tết, cửa hàng tạp hóa của chị Nguyễn Thị Anh Đào (thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) chỉ còn lác đác vài khách. Theo chị Đào, trước và trong tết, sức mua các mặt hàng nhu yếu phẩm như đường, muối, nước mắm,... và các loại bánh ngọt, kẹo, mứt tăng. Thời điểm đó, giá các mặt hàng này tăng nhẹ nhưng không xảy ra tình trạng sốt giá hay khan hiếm hàng hóa. Sau tết, giá cả bình ổn nhưng lượng khách giảm mạnh.

Theo ghi nhận, đa số các mặt hàng thiết yếu như thịt, cá, rau, củ,… tại các siêu thị, chợ truyền thống đều ở mức ổn định. Theo chị Phạm Thị Yến Nhi - khách mua hàng tại chợ phường 2, TP.Tân An, sau ngày 03/02/2022 (mùng 3 Tết), giá các mặt hàng ở chợ truyền thống giảm mạnh từ 10.000 đến trên 20.000 đồng/kg. Hiện nay, thịt heo ba rọi từ 120.000-130.000 đồng/kg, thịt đùi heo từ 80.000-100.000 đồng/kg; thịt bò 220.000 đồng/kg; tôm thẻ từ 140.000-200.000 đồng/kg, tùy theo kích cỡ; cá lóc đồng từ 120.000-150.000 đồng/kg; khổ qua 15.000 đồng/kg, đậu que 20.000 đồng/kg, củ cải trắng 10.000 đồng/kg, củ cải đỏ 19.000 đồng/kg,… Riêng giá gà vẫn ở mức cao. Bà Phạm Thị Hai - tiểu thương bán gà tại chợ phường 6, TP.Tân An, cho biết: “Từ ngày 31/01/2022 (29 Tết) đến nay, giá gà khá cao. Chiều ngày 07/02/2022, gà làm sẵn có giá dao động từ 70.000-80.000 đồng/kg, tăng từ 9.000-10.000 đồng/kg. Trong đó, giá gà mái cao hơn giá gà trống khoảng 10.000 đồng/kg”.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đa số người dân siết chặt chi tiêu, mọi người chủ yếu mua các thực phẩm thiết yếu để phục vụ bữa ăn hàng ngày nên phần nào ảnh hưởng đến sức mua./.

Hoài An

Chia sẻ bài viết


Viết tắt CPN là gì ? Mua hàng sỉ ở trung quốc giá rẻ Bàn ghế quán ăn cũ giao hàng miễn phíShop bán hàng nội địa mỹ chất lượng gửi đồ đi úc Công ty order taobao uy tín Danh mục hộp quà tặng tết cao cấp nhập khẩu Cách mua hàng trên alibaba uy tín