Tiếng Việt | English

08/06/2015 - 08:00

Tăng cường giám sát, phản biện xã hội nơi địa bàn dân cư

Ngày nay, để tích cực góp phần vào việc phát triển KT-XH tại địa bàn dân cư thì không thể thiếu việc giám sát và phản biện xã hội. Giám sát, phản biện xã hội nhằm phát huy vai trò của MTTQ.

Thực tế cho thấy, MTTQ cấp cơ sở trong thời gian qua phát huy được vai trò, trách nhiệm trong việc đề xuất, tập hợp, đôn đốc Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện khá tốt việc thanh tra, giám sát các chỉ tiêu phát triển KT-XH, nhất là việc thực hiện thi công các công trình xây dựng cơ bản tại xã, phường, thị trấn.

Tuy nhiên, việc phản biện sau khi giám sát là không đủ sức, vì không biết phản biện như thế nào, dựa vào cơ sở nào,… vì đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ MTTQ chưa có chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ nhất định đáp ứng yêu cầu. Nếu đặt vấn đề mà thiếu cơ sở khoa học, thì làm lãng phí thời gian, công sức, lại mang tính hình thức, không đem lại hiệu quả.Giám sát, phản biện xã hội là cơ sở để phát huy và tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Do vậy, cần chuyên môn, nghiệp vụ; có tập trung những nội dung ký kết phối hợp giữa HĐND, UBND và MTTQ các cấp về những chủ trương, quyết sách tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân,... Để tháo gỡ khó khăn, có được những nội dung cần thiết trong công tác giám sát và phản biện xã hội, MTTQ cấp cơ sở cần thực hiện theo Quyết định 217-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội”, gắn với tình hình và điều kiện thực tế tại địa bàn dân cư. Và điều quan trọng, theo tôi là phải tăng cường nâng chất năng lực cán bộ MTTQ cơ sở để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Q.K.K

 

Chia sẻ bài viết