Tiếng Việt | English

27/09/2019 - 16:34

Bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể

An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề quan trọng được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Vì vậy, ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát các bếp ăn tập thể (BĂTT) tại các trường học và các khu, cụm công nghiệp nhằm xử lý kịp thời các vụ việc, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc mất ATTP, tránh trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm gây ra.

Nguồn nguyên liệu đầu vào được các cơ sở lấy từ siêu thị hoặc các công ty có uy tín, bảo đảm có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm
Nguồn nguyên liệu đầu vào được các cơ sở lấy từ siêu thị hoặc các công ty có uy tín, bảo đảm có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm

Bảo đảm bữa ăn chất lượng, an toàn 

Tất cả phụ huynh có con học bán trú tại các trường đều quan tâm đến mỗi bữa ăn của trẻ có bảo đảm chất dinh dưỡng và an toàn hay không. Anh Lê Trọng Thái (phường 2, TP.Tân An, tỉnh Long An) cho biết: “Tôi có con học bán trú tại Trường Mẫu giáo Sơn Ca (điểm Bình Minh). Vấn đề bảo đảm ATTP tại các BĂTT của trường học luôn được tôi cũng như các phụ huynh khác đặc biệt quan tâm”.

Hiểu được yêu cầu của phụ huynh, Trường Mẫu giáo Sơn Ca (TP.Tân An) xem việc bảo đảm ATTP là bảo vệ sức khỏe của hàng trăm trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tại trường. Mỗi năm, trường có 8 lớp với từ 235-250 trẻ bán trú. Nhằm bảo đảm bữa ăn cho trẻ chất lượng và an toàn, trường thành lập tổ cấp dưỡng gồm 4 người được kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Nhân viên y tế và phụ huynh thường xuyên tham gia kiểm tra chế phẩm của tổ. 

Trường Mẫu giáo Sơn Ca xem việc bảo đảm an toàn thực phẩm là bảo vệ sức khỏe của hàng trăm trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tại trường

Trường Mẫu giáo Sơn Ca xem việc bảo đảm an toàn thực phẩm là bảo vệ sức khỏe của hàng trăm trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tại trường

Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực chế biến của trường bảo đảm vệ sinh, thiết kế theo quy định một chiều, có sự cách biệt với các khu vực khác. Dụng cụ, trang thiết bị chế biến được trang bị đầy đủ. Đặc biệt, khu vực chế biến và khu vực ăn uống riêng biệt. Công tác lưu mẫu thức ăn cũng được thực hiện đúng theo quy định.

Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Sơn Ca - Nguyễn Thị Thu Nga cho biết: “Trường quán triệt và tuyên truyền văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục, UBND tỉnh và UBND TP.Tân An đến từng cán bộ quản lý, nhân viên cấp dưỡng làm tốt vai trò của mình trong công tác bảo đảm ATTP trong suốt quá trình tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, lưu mẫu cho đến tổ chức cho học sinh ăn. Trường chú trọng chọn thực phẩm đầu vào là nơi có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Hàng năm, trường tổ chức họp phụ huynh lấy ý kiến nhằm bảo đảm cung cấp các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho học sinh. Chúng tôi còn cử cán bộ khám sức khỏe định kỳ hàng năm và dự đầy đủ các lớp tập huấn do ngành giáo dục phối hợp ngành y tế tổ chức”.

Bên cạnh các BĂTT trong trường học, việc bảo đảm ATTP cho công nhân tại các khu, cụm công nghiệp cũng được quan tâm nhằm bảo đảm an toàn cho bữa ăn của công nhân.

Công ty (Cty) TNHH Giày Chingluh Việt Nam (Khu công nghiệp Thuận Đạo, huyện Bến Lức) tổ chức 2 BĂTT với khoảng 16.000 suất ăn (cơm trưa). Cty xây dựng bếp ăn 1 chiều, trang bị thiết bị, cơ sở vật chất bảo đảm theo quy định. Nhân viên nấu ăn có kiến thức và khám sức khỏe định kỳ đầy đủ. Mỗi suất ăn có giá từ 15.000-20.000 đồng. Do Cty tự tổ chức bếp ăn nên kiểm soát được nguồn thực phẩm đầu vào. Cứ 3 tháng, Cty tổ chức lấy ý kiến công nhân thông qua tổ chức Công đoàn nhằm điều chỉnh bữa ăn cho phù hợp. Hiện Cty có 170 người tham gia chế biến thức ăn. Trong quá trình chế biến, có 4 người tham gia giám sát. 

Tại Cty TNHH Giày Viễn Thịnh (Khu công nghiệp Long Hậu, huyện Cần Giuộc), việc bảo đảm ATTP cho công nhân cũng luôn được chú trọng. Tổ chế biến thức ăn của Cty gồm 14 người đều được kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Mỗi ngày, Cty cung cấp khoảng 1.400 suất ăn trưa cho công nhân. “Nguồn nguyên liệu đầu vào được lấy từ siêu thị hoặc các Cty có uy tín, bảo đảm có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP.Cty chọn mua nguyên liệu bao gói sẵn, có đầy đủ thông tin, nhãn mác; nguyên liệu tươi sống truy xuất được nguồn gốc. Chúng tôi còn cử cán bộ thực hiện kiểm tra nguyên liệu nhập vào và các bước từ khâu sơ chế, chế biến cho đến khi ăn; thực hiện theo đúng quy định về các biện pháp phòng, chống côn trùng, động vật gây hại; lưu mẫu thức ăn theo quy định”.

Giá trị dinh dưỡng và hợp vệ sinh của từng bữa ăn của công nhân được các doanh nghiệp chú trọng

Giá trị dinh dưỡng và hợp vệ sinh của từng bữa ăn của công nhân được các doanh nghiệp chú trọng

Tăng cường kiểm tra, giám sát 

Ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát các BĂTT tại các trường học và các khu, cụm công nghiệp nhằm xử lý kịp thời các vụ việc, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc mất ATTP. Hiện nay, toàn tỉnh có 631 BĂTT trong trường học, 54 BĂTT của Cty, 202 cơ sở cung cấp suất ăn sẵn (bao gồm cung cấp suất ăn sẵn cho Cty và trường học) thuộc trách nhiệm quản lý của ngành y tế. Thời gian qua, ngành y tế thường xuyên phối hợp kiểm tra về công tác bảo đảm ATTP tại các cơ sở này. Nhìn chung, các BĂTT đều chấp hành tốt. Tuy nhiên, một số cơ sở chưa bảo đảm điều kiện về ATTP.

Toàn tỉnh có 948 cơ sở giáo dục, trong đó có 674 cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn (43 cơ sở nhận suất ăn chế biến từ bên ngoài). Bên cạnh sự vào cuộc của ngành y tế, ngành giáo dục cũng thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo đảm ATTP tại các cơ sở giáo dục có tổ chức bữa ăn cho học sinh. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh về công tác quản lý vệ sinh ATTP tại các BĂTT đến toàn ngành; đồng thời, chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tuyên truyền các quy định về bảo đảm ATTP đến các trường học có tổ chức BĂTT. Ngành phối hợp ngành y tế tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP và thường xuyên kiểm tra, giám sát các bếp ăn trường học trên địa bàn. Do khó khăn về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các BĂTT, nhất là BĂTT tại các trường tiểu học (nhu cầu bán trú gia tăng) nên ngành giáo dục tiếp tục thực hiện xã hội hóa trong việc nâng cấp thực trạng các bếp ăn đáp ứng quy định về ATTP.

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh - Đoàn Thanh Chiến khuyến cáo: “Các trường học, Cty nên tự tổ chức bếp ăn; hợp đồng với cơ sở cung cấp suất ăn gần Cty, trường học; đồng thời, có đủ điều kiện và năng lực phù hợp với quy mô phục vụ để thời gian vận chuyển ngắn, phương tiện vận chuyển kín, bảo đảm vệ sinh. Nhà trường và Cty có tổ chức BĂTT cần đến khảo sát thực tế về điều kiện cơ sở bảo đảm vệ sinh ATTP, thực phẩm bảo đảm chất lượng; đồng thời, tham khảo thêm thông tin nhà cung cấp trên mạng của 3 ngành: Y tế, nông nghiệp, công thương đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tự công bố sản phẩm. Đối với nguyên liệu khô, đóng gói sẵn, nước uống đóng chai thì đều phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP”.

Thiết nghĩ, các doanh nghiệp, trường học cần chú trọng giá trị dinh dưỡng và hợp vệ sinh của từng bữa ăn bằng cách trang bị thêm test nhanh tại các bếp để kiểm tra nguyên liệu thực phẩm nhập vào như các chỉ tiêu: Nitrat, nitrite, phoocmon, dư lượng thuốc trừ sâu, hàn the,… nhằm bảo đảm an toàn nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến. Bởi, sức khỏe của con người là hết sức quan trọng. Đối với các cơ sở chế biến thức ăn, nếu để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, phải xử lý nghiêm theo quy định. Có như vậy mới hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Đối với những cơ sở tổ chức bữa ăn để xảy ra ngộ độc thực phẩm, tùy theo quy mô số lượng người bị ngộ độc mà bị xử lý bằng hình thức xử phạt hành chính:
Theo điểm a, khoản 6, Điều 22 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP: Hành vi chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không bảo đảm về ATTP gây ngộ độc thực phẩmảnh hưởng đến sức khỏe của từ 1 đến 4 người bị phạt tiền từ 40-50 triệu đồng.

Theo điểm a, khoản 8, Điều 22 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP: Đối với hành vi chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không đáp ứng quy định về ATTP gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng.

Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cơ sở còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo điểm h, khoản 3, Điều 2 Nghị định 115/20118/NĐ-CP: Cơ sở để xảy ra ngộ độc sẽ buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám và điều trị người bị ngộ độc thực phẩm./.

Ngọc Mận - Huỳnh Hương

Chia sẻ bài viết


Thi cong kinh op bep gia re tai HN công dụng của kẽm cho bé Bàn lạnh Cách chọn máy lọc nước ion kiềm Nhật chuẩn Sửa bếp từ uy tínGiá máy làm đá cho nhà hàng lớn Máy pha cà phê Miele chính hãngQuang Huy sản xuất thiết bị bếp công nghiệp giá rẻ