Cách chữa phồng rộp trên da tại nhà hiệu quả
Mang giày chặt, bị bỏng nhẹ ... dễ khiến tay chân bạn bị phồng rộp. Một số mẹo nhỏ sau có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này hiệu quả tại nhà.
Dùng băng urgo: Nếu bị phồng rộp, bạn có thể dán băng urgo để giảm ma sát cũng như tránh để vết phồng rộp bị vỡ.
Trà xanh: Trà xanh có hợp chất chống viêm giúp giảm đau và sưng. Bên cạnh đó, nó cũng chứa chất chống oxy hóa và vitamin giúp da mau lành. Bạn có thể ngâm trà trong khoảng 5 phút, dùng phần lá đắp lên vết phồng, để khoảng 5-10 phút. Bạn cũng có thể uống nước trà xanh để tăng tốc độ quá trình lành vết phồng.
Giấm táo: Có tính kháng khuẩn và chống viêm, giấm táo là một trong những phương pháp hiệu quả chữa phồng rộp trên da. Bạn có thể nhúng bông vào dấm táo và lau nhẹ lên vết phồng rộp, lưu ý nên pha loãng giấm khi sử dụng.
Vitamin E: Vitamin E giúp nuôi dưỡng làn da, giảm ngứa và ngăn ngừa sẹo. Bạn có thể cắt một viên vitamin E trộn với tinh dầu calendula (tinh dầu hoa cúc) và để trong vòng 30 phút. Hiệu quả bạn sẽ nhận rõ một vài ngày sau đó.
Dầu thầu dầu: Loại dầu này giúp dưỡng ẩm vùng da bị phồng rộp, làm giảm ngứa và vết phồng nhanh lành hơn. Sử dụng dầu thầu dầu vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bôi trực tiếp lên vết phồng rộp.
Chiết suất từ cây phỉ: Là một loại cây bụi có thuộc tính làm dịu và làm mềm, chiết suất từ cây phỉ chứa tannin làm se và khô vết phồng rộp. Bạn chỉ cần lấy một ít chiết suất này thấm vào bông và thoa lên vết phồng.
Nha đam: Nha đam có đặc tính chống viêm, giảm sưng tấy đỏ và giữ ẩm cho da nên sẽ giúp dịu vết phồng rộp nhanh hơn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng nha đam bôi trực tiếp lên vết phồng rộp và sau đó rửa sạch với nước ấm.
Không băng lại: Nhiều bác sĩ đã chỉ ra rằng, vết phồng rộp sẽ lành nhanh hơn nếu ở trong điều kiện môi trường thông thoáng. Bạn có thể bôi một lớp thuốc mỡ kháng khuẩn để nhanh làm lành vết phổng rộp.
VOV.VN(Theo RD)
- Nghi ngộ độc thuốc diệt chuột: 33 học sinh ở Tuyên Quang đã ổn định sức khỏe (23/01)
- 4 dấu hiệu cảnh báo gan đang cần giải độc (23/01)
- Bác sĩ trả lời: Ăn trứng mỗi ngày có ảnh hưởng đến cholesterol? (22/01)
- 4 lợi ích với sức khỏe từ trái nhàu (21/01)
- Làm đẹp phải an toàn (21/01)
- Nước ép trái cây dạng nào tốt cho sức khỏe hơn? (20/01)
- Lo thịt bẩn tuồn ra dịp Tết, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo 'nóng' (19/01)
- Nên ăn rau gì khi muốn vừa giảm cân, vừa giảm huyết áp? (19/01)