Tiếng Việt | English

19/10/2021 - 20:25

Chia sẻ khó khăn, hỗ trợ nhau qua mùa dịch

Long An đang trở về trạng thái “bình thường mới” sau bao ngày vất vả chống dịch. Trong giai đoạn khó khăn, cả hệ thống chính trị và người dân đồng lòng, chung sức vừa phòng, chống dịch, vừa chăm lo đời sống qua nhiều chính sách, việc làm thiết thực gắn với công tác an sinh xã hội.

Từ đợt dịch thứ 4 đến nay, ngoài ngân sách tỉnh, Long An còn vận động xã hội hóa trên 235 tỉ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội ở địa phương như tặng quà, nhu yếu phẩm, rau, củ, quả, gạo, tiền mặt,…

Từ đợt dịch thứ 4 đến nay, ngoài ngân sách tỉnh, Long An còn vận động xã hội hóa trên 235 tỉ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội ở địa phương như tặng quà, nhu yếu phẩm, rau, củ, quả, gạo, tiền mặt,…

Nhân ái - Nghĩa tình

Trong một ngày tháng 10, chúng tôi theo chân cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành đến thăm gia đình anh Lê Quang Trung (khu phố 1, thị trấn Tầm Vu). Anh Trung đang đút từng muỗng cơm cho người mẹ già hơn 90 tuổi.

Thấy có người ghé thăm, anh vui vẻ mời khách vào nhà: “Hôm nay, nhà tôi có chỗ ngồi tử tế cho các anh chị rồi. Được như vậy là nhờ UBND thị trấn vận động Văn phòng Đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) 40 triệu đồng để xây lại căn nhà cho gia đình. Lúc trước, nhà tôi xập xệ, ẩm thấp, giờ được căn nhà mới, mừng lắm! Ngày dọn vào ở, tôi cứ nghĩ mình đang nằm mơ”.

Được biết, anh Trung bị tai nạn giao thông, mất một chân, mẹ anh ngoài 90 tuổi, thường xuyên đau ốm. Khi chưa xảy ra dịch Covid-19, anh đi bán vé số chỉ đủ lo chi phí sinh hoạt trong gia đình nên ước mơ về căn nhà mới mãi không thực hiện được.

Từ đợt dịch thứ 4 đến nay, ngoài ngân sách tỉnh, Long An còn vận động xã hội hóa trên 235 tỉ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội ở địa phương như tặng quà, nhu yếu phẩm, rau, củ, quả, gạo, tiền mặt,…

Từ đợt dịch thứ 4 đến nay, ngoài ngân sách tỉnh, Long An còn vận động xã hội hóa trên 235 tỉ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội ở địa phương như tặng quà, nhu yếu phẩm, rau, củ, quả, gạo, tiền mặt,…

Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Châu Thành - Đỗ Tấn Đạt cho biết: “Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng huyện vẫn vận động xã hội hóa xây dựng được 4 căn nhà tình thương và nhà đại đoàn kết, bình quân mỗi căn 40 triệu đồng. Đối tượng được xây nhà là người nghèo thật sự khó khăn về nhà ở. Ngày bàn giao nhà mới, Phòng LĐ-TB&XH huyện còn vận động nhà hảo tâm tặng các vật dụng cần thiết sinh hoạt trong gia đình. Có được căn nhà mới, không chỉ người được tặng mừng mà chính quyền địa phương cũng ấm lòng vì nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của rất nhiều nhà hảo tâm dành cho những mảnh đời bất hạnh”.

Thông tin từ UBMTTQ Việt Nam tỉnh, 6 tháng đầu năm 2021, Quỹ Vì người nghèo Long An xây tặng 137 căn nhà đại đoàn kết, gần 4,4 tỉ đồng; sửa chữa 31 căn, gần 600 triệu đồng. Khi dịch Covid-19 bùng phát, các cấp, các ngành còn vận động xã hội hóa trên 235 tỉ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội ở địa phương như tặng quà, nhu yếu phẩm, rau, củ, quả, gạo, tiền mặt,...

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH - Nguyễn Hồng Mai khẳng định: “Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” và kịp thời hỗ trợ người dân trong lúc khó khăn, cả hệ thống chính trị cùng chung tay, góp sức triển khai, thực hiện nhiều gói an sinh, không để người dân thiếu ăn và an tâm ở nhà phòng, chống dịch. Nổi bật là việc triển khai nhanh chóng, kịp thời Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp nhận 807.000 tấn gạo, sau đó bàn giao cho các địa phương hỗ trợ người nghèo; đường dây nóng hỗ trợ lương thực, thực phẩm ở các cấp, các ngành và địa phương nhanh chóng được thành lập,...”.

Địa phương đến tận nhà trao tiền hỗ trợ cho người lao động tự do theo tinh thần Nghị quyết 68 của Chính phủ

Địa phương đến tận nhà trao tiền hỗ trợ cho người lao động tự do theo tinh thần Nghị quyết 68 của Chính phủ

Người Long An sống nhân ái - nghĩa tình và trong cơn đại dịch, cái tình, cái nghĩa lại càng tỏa sáng. Chị Trần Thị Đào (phường 5, TP.Tân An) chia sẻ: “Những ngày thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chợ truyền thống đóng cửa, các hoạt động buôn bán rất hạn chế, hàng hóa khan hiếm, đắt đỏ, nhất là mặt hàng rau, củ, quả. Giữa lúc khó khăn đó, nhiều nông dân gửi tặng rau, củ, cán bộ cơ sở mang đến tận nhà cho những người ở trọ, gia đình gặp khó khăn, giúp họ an tâm ở nhà phòng, chống dịch. Hành động, nghĩa cử đó thật cao đẹp!”.

Thực hiện tốt công tác giảm nghèo

Là huyện biên giới của tỉnh, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Vĩnh Hưng luôn tranh thủ huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác giảm nghèo. Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Vĩnh Hưng - Hà Văn Hưng chia sẻ: “Đến nay, hộ nghèo của huyện còn 1,85%. Huyện luôn sử dụng, phân bổ hiệu quả các nguồn vốn như giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất. Các hộ nghèo có nhu cầu sử dụng nguồn vốn và có ý chí vươn lên thoát nghèo, phòng sẽ tạo điều kiện được tiếp cận nguồn vốn”.

Gia đình bà Lê Thị Chen (xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng) từng là hộ nghèo của địa phương. Sau khi được nhà hảo tâm xây tặng nhà tình thương; đồng thời, hỗ trợ thêm 40 triệu đồng để buôn bán nhỏ và nuôi bò. Đến năm 2018, gia đình bà thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

Bà Chen nói: “Lúc trước, gia đình tôi khổ lắm, nợ nần chồng chất. Nhờ mạnh thường quân xây tặng nhà, địa phương tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cũng như hỗ trợ về kỹ thuật nuôi bò, đến nay, gia đình tôi đã thoát nghèo”.

Gia đình anh Hồ Hoài Lợi (ấp 1, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa) cũng là hộ nghèo lâu năm của địa phương. Với 4 nhân khẩu, vợ chồng anh Lợi phải làm thuê kiếm sống qua ngày, cuộc sống luôn gặp cảnh “thiếu trước, hụt sau”. Thế nhưng, đó là câu chuyện của trước đây, còn bây giờ gia đình anh là một trong những hộ khá giả ở địa phương.

Anh Lợi bộc bạch: “Năm 2017, tôi được Hội Nông dân xã hỗ trợ vay 20 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh và Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện hỗ trợ vay 50 triệu đồng để đầu tư nuôi bò và cải tạo đất trồng cây ăn trái. Ngoài nuôi bò, năm 2019, gia đình còn mua xe tải để chở thuê, giao bò cho các lò mổ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Giờ đây, gia đình không chỉ vươn lên thoát nghèo mà có 26 con bò, 2 con trâu và 1,2 ha đất nông nghiệp, ước lợi nhuận của gia đình trên 280 triệu đồng/năm”.

Theo Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh - Lê Bá Chuyên: “Trong hơn 3 tháng giãn cách xã hội, thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHCSXH, nhằm kịp thời hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khắc phục khó khăn, ảnh hưởng do dịch Covid-19, NHCSXH tỉnh điều chỉnh hạn trả nợ cho hơn 5.000 hộ với hơn 88 tỉ đồng; tạm hoãn thu lãi cho gần 115.000 hộ với số tiền trên 69 tỉ đồng. Để bảo đảm quyền lợi của hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội vay vốn tại NHCSXH trong quá trình sử dụng vốn gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, trong những ngày đầu tháng 10-2021, NHCSXH tỉnh phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng, thiệt hại do Covid-19 và các nguyên nhân khách quan khác theo quy định, lập hồ sơ xử lý rủi ro cho gần 400 hộ vay vốn với số tiền hơn 5,5 tỉ đồng, trong đó xóa nợ 500 triệu đồng, khoanh nợ hơn 5 tỉ đồng.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh điều chỉnh hạn trả nợ cho hơn 5.000 hộ với hơn 88 tỉ đồng; tạm hoãn thu lãi cho gần 115.000 hộ với số tiền trên 69 tỉ đồng

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh điều chỉnh hạn trả nợ cho hơn 5.000 hộ với hơn 88 tỉ đồng; tạm hoãn thu lãi cho gần 115.000 hộ với số tiền trên 69 tỉ đồng

Riêng thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH tỉnh giải ngân cho 8 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc cho 1.482 lượt lao động với số tiền hơn 3,9 tỉ đồng; đồng thời, tổ chức tư vấn cho hơn 2.300 tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo quy định. Từ ngày 21/9 đến 10/10/2021, NHCSXH tỉnh đã giải ngân cho hơn 2.300 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách với số tiền trên 72 tỉ đồng, gia hạn nợ cho hơn 1.335 lượt hộ với số tiền hơn 22,3 tỉ đồng, giúp hộ vay có nguồn vốn kịp thời để duy trì, khôi phục sản xuất, kinh doanh, từng bước vượt qua khó khăn sau thời gian giãn cách xã hội. Lũy kế 9 tháng năm 2021, NHCSXH tỉnh giải ngân trên 880 tỉ đồng cho 26.986 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội vay vốn”.

Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” và sự sẻ chia, đồng hành cùng những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống, tỉnh luôn làm tốt công tác an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Đây là nền tảng, chìa khóa cho tỉnh sớm phục hồi sản xuất, phát triển KT-XH sau đại dịch Covid-19./.

Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” và sự sẻ chia, đồng hành cùng những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống, tỉnh luôn làm tốt công tác an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Đây là nền tảng, chìa khóa cho tỉnh sớm phục hồi sản xuất, phát triển KT-XH sau đại dịch Covid-19”.

Lê Ngọc

Chia sẻ bài viết