Điều gì xảy ra khi bạn ngừng hút thuốc?
Nhận thức được tác hại của thuốc lá, nhiều người rất cố gắng để bỏ thuốc lá và nhiều người đã tiếp tục cố gắng ngay cả khi họ không thành công trước đây.
Chỉ trong vòng 20 phút, bạn sẽ trở lại bình thường: Trong khoảng thời gian này, bạn bắt đầu cảm thấy những lợi ích, huyết áp và nhịp tim của bạn trở lại bình thường.
Sau 2 giờ, bàn tay và bàn chân của bạn trở nên ấm hơn: Các vùng ngoại vi của cơ thể của bạn (như chân tay và răng) là những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do hút thuốc, do việc lưu thông máu đến những phần này thường bị tắc nghẽn do co thắt mao mạch nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao khi bạn dừng hút thuốc lá trong vòng 2 giờ, bàn tay và bàn chân của bạn bắt đầu trở nên ấm hơn khi tuần hoàn máu ngoại vi được phục hồi.
Sau 12 giờ, cơ thể làm sạch lượng carbon monoxide thừa từ thuốc lá: Thuốc lá có chứa nhiều chất độc được biết đến bao gồm carbon monoxide, một loại khí có trong khói thuốc. Loại khí này có thể gây hại hoặc gây tử vong ở liều lượng cao và ngăn ngừa oxy đi vào phổi và máu. Khi hít vào liều lượng lớn trong một thời gian ngắn, tình trạng ngạt thở có thể xảy ra do thiếu oxy. Sau 12 giờ ngừng hút thuốc lá, cơ thể sẽ tự làm sạch lượng carbon monoxide thừa từ thuốc lá. Mức carbon monoxide trở lại bình thường, tăng nồng độ oxy của cơ thể.
Sau 1 ngày, nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim bắt đầu giảm: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mạch vành bằng cách giảm cholesterol tốt, tăng huyết áp và làm tăng cục máu đông, đột quỵ. Trong ít nhất là 1 ngày sau khi bỏ hút thuốc, huyết áp của người bỏ thuốc bắt đầu giảm, làm giảm nguy cơ bệnh tim do huyết áp cao vì hút thuốc gây ra. Các lông nhỏ trong phổi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ “quét sạch” khí carbon monoxide ra khỏi cơ thể.
Sau 2 ngày, cảm giác của bạn về hương vị và mùi trở lại: Hút thuốc lá gây tổn thương các dây thần kinh vị giác và khứu giác, đó là lý do tại sao người hút thuốc thường không thể cảm nhận được mùi xung quanh họ và hương vị của thức ăn mà họ đang ăn. Điều này bắt đầu đảo ngược trong vòng 2 ngày kể từ khi bỏ hút thuốc.
Sau 3 ngày, cảm thấy cáu kỉnh, buồn bã và thèm hút thuốc: 3 ngày sau khi bỏ hút thuốc, nồng độ nicotine trong cơ thể người đã cạn kiệt. Mặc dù chất nicotin trong cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng sự suy giảm ban đầu này có thể gây ra việc hút nicotin. Khoảng 3 ngày sau khi bỏ thuốc lá sẽ khiến bạn mắc phải những triệu chứng trên.
Sau 1 tháng, chức năng phổi dần được cải thiện: Trong vòng một tháng bỏ hút thuốc, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự cải thiện chức năng của phổi. Bạn sẽ có thể thở tốt hơn, ho ít hơn, và bạn sẽ nhận ra rằng, ít nhất bạn không còn bị khó thở sau khi tập thể dục.
Sau 9 tháng, bạn sẽ ít bị viêm phổi hơn: Sau 9 tháng từ bỏ thuốc là thời gian để các lông nhỏ trong phổi - có chức năng bảo vệ phổi - được phục hồi, giúp giảm những bệnh liên quan đến phổi.
Sau 1 năm, nguy cơ bệnh mạch vành giảm đi một nửa: Nguy cơ bệnh mạch vành sẽ giảm đi một nửa sau khi bỏ hút thuốc trong 1 năm. Động mạch và mạch máu sẽ bắt đầu mở rộng sau 5 năm.
Sau 10 năm, nguy cơ tử vong do ung thư phổi giảm 50%: Không chỉ giảm một nửa ỷ lệ người tử vong vì ung thư phổi, sau 10 năm không hút thuốc, khả năng phát triển ung thư miệng, cổ họng hoặc tụy cũng giảm đáng kể.
Sau 20 năm, nguy cơ tử vong vì ung thư phổi chỉ tương đương với người chưa từng hút thuốc: Sau 20 năm, nguy cơ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến hút thuốc, bao gồm cả bệnh phổi và ung thư, giảm xuống mức của một người chưa bao giờ hút thuốc trong cuộc đời. Ngoài ra, nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy giảm xuống so với người chưa bao giờ hút thuốc./.
VOV.VN(Theo Boldsky)
- Khám sức khỏe tiền hôn nhân - Bước đệm vững chắc cho hôn nhân (23/12)
- Bác sĩ chỉ ra các thời điểm uống nước tốt nhất cho thận trong ngày (22/12)
- Loại thức uống dù tốt nhưng người đang trị tiểu đường cần tránh (22/12)
- Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao? (21/12)
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc động vật (20/12)
- Liên tiếp các ca đột quỵ sau khi tắm khuya (20/12)
- Bác sĩ chỉ mẹo hiệu quả để kiểm soát tăng huyết áp khi trời trở lạnh (20/12)
- Trời lạnh, bác sĩ tiết lộ tác dụng bất ngờ của ly chanh nóng mật ong (19/12)