21/02/2017 - 05:36

Du lịch Long An làm gì để “đánh thức” tiềm năng? 

Hệ sinh thái đa dạng như: Làng nổi Tân Lập, Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Khu Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, 2 con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây,... các khu di tích lịch sử (DTLS) - văn hóa cùng các làng nghề là những tiềm năng du lịch của Long An. Nhưng, làm gì để “đánh thức” những tiềm năng ấy và để du lịch Long An “cất cánh”, trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là nhiệm vụ cần thiết. Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lê Tấn Dũng dành cho phóng viên (PV) Báo Long An cuộc phỏng vấn xung quanh những vấn đề này.


Phước Lộc Thọ - địa chỉ du lịch đang thu hút nhiều khách tham quan hiện nay
PV: Long An được biết đến là mảnh đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Ông có thể cho biết về những tiềm năng này?

Ông Lê Tấn Dũng: Long An là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ phía Tây TP.HCM, là cầu nối giữa TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nên có vị thế chiến lược quan trọng trong giao thương và du lịch.

Long An có hệ thống hạ tầng du lịch khá thuận lợi, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy phát triển mạnh. Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương qua địa phận tỉnh với 2 nút giao tại huyện Bến Lức và TP.Tân An; Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50 nối TP.HCM với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Quốc lộ N2 nối với các tỉnh miền Đông, Quốc lộ 62 đi Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, xuyên vùng Đồng Tháp Mười. Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, Long An có sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây là thế mạnh khai thác du lịch bằng đường thủy. Đi từ TP.Tân An theo sông Vàm Cỏ Tây, du khách sẽ đến tham quan các điểm du lịch Làng nổi Tân Lập, Cổ Sơn tự (chùa Nổi),...

Từ thị trấn Bến Lức, du khách xuôi dòng sông Vàm Cỏ Đông đến Khu di tích Vàm Nhựt Tảo, Miễu ông Bần Quỳ,... Ngoài ra, việc nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp tạo ra cơ hội đón khách du lịch đến Việt Nam qua cửa khẩu đường bộ với Campuchia. Đây là một lợi thế quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch của Long An.

Long An có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó, tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt, tiêu biểu là cảnh quan và đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười; cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây,... Long An cũng là địa phương giàu truyền thống cách mạng, văn hóa - lịch sử với những địa chỉ đỏ như: Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo, Khu DTLS cách mạng tỉnh Long An, Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ,... Tỉnh hiện có 109 DTLS - văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, danh thắng, khảo cổ, trong đó có 20 di tích cấp quốc gia, 89 di tích cấp tỉnh.

Công viên Tượng đài Long An “Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc” hấp dẫn nhiều khách tham quanPV: Thời gian qua, các tiềm năng du lịch này được khai thác ra sao và góp phần nâng cao hiệu quả ngành du lịch như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Tấn Dũng: Thời gian qua, tỉnh quan tâm đầu tư, tôn tạo các điểm du lịch và đưa vào khai thác những hoạt động du lịch mới nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước. Nhiều khu du lịch mới được đầu tư xây dựng, hòa vào mạng lưới các điểm du lịch đã có nhằm đa dạng cơ cấu sản phẩm du lịch của tỉnh, nhất là dự án Khu phức hợp giải trí Happyland, Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập; Điểm du lịch, văn hóa, thể thao Phước Lộc Thọ,...

Đối với các DTLS - văn hóa, tỉnh kêu gọi đầu tư, khai thác bước đầu các loại hình dịch vụ phục vụ khách tham quan; đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các dịch vụ khác. Qua đó, lượng khách tìm đến ngày càng tăng. Năm 2016 có khoảng 97.700 lượt khách đến tham quan tại các di tích: Đền tưởng niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo, Khu lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức, Khu tượng đài Long An, Khu DTLS cách mạng tỉnh Long An,... và các lễ hội của tỉnh.

Trong khai thác tiềm năng, tỉnh quan tâm đến công tác xúc tiến, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức như xuất bản bản đồ và một số ấn phẩm quảng bá du lịch Long An, liên kết trang thông tin điện tử giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh để thực hiện việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh, thông tin du lịch của địa phương và các tỉnh, thành trên cả nước đến với du khách và bạn bè quốc tế, tham gia các hoạt động hội chợ, sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh,... cho thấy hiệu quả du lịch được nâng lên rõ nét. Tổng doanh thu du lịch năm 2016 đạt khoảng 410 tỉ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ.

Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An. Ảnh: Hữu LýPV: Trong khai thác các tiềm năng du lịch, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư đóng vai trò quan trọng. Xin ông đánh giá về kết quả kêu gọi xã hội hóa đầu tư trên lĩnh vực du lịch của tỉnh trong thời gian qua?

Ông Lê Tấn Dũng: Trên cơ sở định hướng quy hoạch các sản phẩm du lịch của Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư tập trung vào nhóm sản phẩm du lịch đặc thù gồm: Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Khu Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười và dịch vụ du lịch trên 2 sông Vàm Cỏ.

Trên cơ sở Nghị quyết số 234/NQ-HĐND, ngày 29/12/2015 của HĐND tỉnh ban hành danh mục kêu gọi xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh năm 2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 5269/QĐ-UBND về danh mục kêu gọi xã hội hóa năm 2016. Từ danh mục kêu gọi xã hội hóa này, hiện có Công ty TNHH Du lịch Tháp Mười tiếp nhận dự án Khu văn hóa đa năng ngoài công lập Làng nổi Tân Lập để tiếp tục đầu tư khai thác theo Quyết định số 2293/QĐ-UBND, ngày 8/6/2016 của UBND tỉnh về quyết định chủ trương đầu tư, với mục tiêu dự án hoạt động du lịch sinh thái, dịch vụ - thương mại, vui chơi, giải trí,... với tổng vốn khoảng 325 tỉ đồng; tỉnh tiếp tục kêu gọi xã hội hóa đầu tư khu Lâm viên Thanh niên tại huyện Thạnh Hóa,...

Ngày 22/7/2016,HĐND tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 24/NQ-HĐND về việc bổ sung danh mục dự án kêu gọi xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa; thể dục - thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh năm 2016 và ngày 29/8/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3516/QĐ-UBND về việc phê duyệt bổ sung, điều chỉnh nội dung danh mục dự án kêu gọi xã hội hóa năm 2016, trong đó, có Khu văn hóa đa năng ngoài công lập Láng Sen nằm trong danh mục kêu gọi xã hội hóa. Hiện nay, UBND tỉnh tiếp nhận dự án đầu tư của Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái đối với Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen với diện tích khoảng 100/5.000ha nằm trong vùng đệm khu bảo tồn. Khu Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười giao đất cho Công ty Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười sản xuất, khai thác.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có Khu phức hợp giải trí Happyland do Tập đoàn Khang Thông đầu tư tại huyện Bến Lức, hiện xây dựng hoàn thành nhiều hạng mục. Du lịch đường thủy dọc trên sông Vàm Cỏ Đông được Khu du lịch Happyland đầu tư tàu, thuyền và kết cấu hạ tầng phục vụ tuyến du lịch đường sông đi từ Happyland - Khu DTLS Vàm Nhựt Tảo.

Happyland - xứ sở hạnh phúc

PV: Ngoài kêu gọi xã hội hóa đầu tư, xin ông cho biết thêm các giải pháp để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch Long An trong thời gian tới?

Ông Lê Tấn Dũng: Việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư khai thác tiềm năng du lịch thời gian qua tỉnh rất quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi như đầu tư kết cấu hạ tầng, có những cơ chế hỗ trợ để doanh nghiệp đầu tư vào