1. Thạnh Trị là 1 trong 3 xã biên giới của thị xã Kiến Tường với hơn 90% người dân sinh sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp. Xuất phát điểm thấp, nhiều khó khăn nhưng với sự chung tay nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự góp sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân trong xã, năm 2019, Thạnh Trị được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM.
Thông tin từ UBND xã, năm 2021, Thạnh Trị được chọn làm xã thực hiện chương trình XDNTM nâng cao. 3 năm qua, xã được đầu tư 45 công trình như trụ sở UBND xã, trụ sở ấp, trường học, hệ thống đường giao thông nông thôn, điện, chợ, công viên văn hóa,... Đặc biệt, hiểu được vai trò chủ thể trong XDNTM, người dân tích cực tham gia hiến đất, góp công, góp của thực hiện các công trình, tổng trị giá hơn 7,4 tỉ đồng.
Xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường huy động nhiều nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn
Đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn xã cơ bản hoàn thiện với 100% tuyến đường trục xã, liên xã được trải nhựa; các tuyến đường trục ấp, liên ấp được cứng hóa; hệ thống thủy lợi thường xuyên được nạo vét, bảo đảm phục vụ sản xuất nông nghiệp và vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa. Nhiều công trình được đầu tư xây dựng mới hoặc tận dụng tối đa công trình có sẵn kết hợp cải tạo, nâng cấp phù hợp điều kiện phát triển KT-XH địa phương. Điểm nổi bật trong quá trình XDNTM tại Thạnh Trị khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 57 triệu đồng/năm.
Ông Võ Văn Tây (ấp 1, xã Thạnh Trị) khẳng định: “Từ một xã biên giới khó khăn, đến nay, diện mạo Thạnh Trị đổi thay rõ rệt, khang trang hơn nhờ XDNTM. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi được quan tâm đầu tư giúp việc sinh hoạt, sản xuất của người dân ngày càng thuận lợi, chất lượng cuộc sống được nâng lên”.
Theo Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thạnh Trị - Ngô Minh Tòng, để tiếp tục giữ vững, nâng chất các tiêu chí (TC) NTM và hoàn thiện các TC trong XDNTM nâng cao, hiện xã xây dựng đề án, kế hoạch cụ thể theo hướng bền vững trên tất cả lĩnh vực với mục tiêu phát huy vai trò chủ thể của người dân trong XDNTM nâng cao.
Trong đó, địa phương chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về XDNTM nâng cao; xác định các phần việc, công trình cụ thể cần thực hiện cũng như triển khai các mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ đến các ấp, cán bộ, đảng viên và người dân nhằm tạo sự thống nhất, đoàn kết trong quá trình thực hiện. Đến nay, theo Bộ TC xã NTM nâng cao trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021-2025, xã đạt 12/19 TC, còn 7 TC chưa đạt cần tập trung thực hiện.
“Để hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn xã NTM nâng cao đúng lộ trình, xã còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là về nguồn lực đầu tư. Do đó, cùng với nỗ lực của địa phương, xã mong cấp trên tiếp tục quan tâm, hỗ trợ về nguồn lực để xã sớm “về đích” xã NTM nâng cao” - ông Ngô Minh Tòng cho biết.
2. Bình Hiệp là xã đầu tiên của thị xã Kiến Tường được công nhận xã NTM. Với xuất phát điểm thấp trong XDNTM, lại là xã biên giới nên nguồn lực đầu tư cho các công trình hạ tầng nông thôn còn hạn chế. Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu
Diện mạo xã biên giới Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường có nhiều thay đổi vượt bậc từ sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao
Quốc gia về XDNTM, tỷ lệ lao động qua đào tạo của xã chỉ chiếm 6,29%, hộ nghèo lên đến gần 10%, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 18 triệu đồng/năm, toàn xã có tới 300 nhà tạm. Tuy nhiên, qua chương trình XDNTM, bộ mặt xã Bình Hiệp đổi thay vượt bậc, từng bước hướng đến mục tiêu xây dựng thành công xã NTM nâng cao vào cuối năm nay.
Ông Tô Văn Phum (ấp Tầm Đuông, xã Bình Hiệp) chia sẻ: “Chủ trương XDNTM, người dân rất đồng tình, ủng hộ bởi được thụ hưởng thành quả nhiều. Trong đó, người dân có thêm điều kiện thuận lợi để sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập”.
Theo Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp - Trương Văn Thanh, để hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2024 xã “về đích” NTM nâng cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã chủ động tổ chức thực hiện từng TC, ưu tiên triển khai, thực hiện các TC dễ trước, khó sau, tận dụng mọi nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực trong dân để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Nổi bật nhất là hệ thống hạ tầng giao thông với 100% đường xã được nhựa hóa, bêtông hóa, có đèn chiếu sáng, 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động, hơn 99% hộ dân sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất bảo đảm an toàn, 3/3 trường học trên địa bàn xã đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1. Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 74 triệu đồng/năm; hộ nghèo theo TC đa chiều của xã giảm chỉ còn 2,15%.
“Với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, đến nay, Bình Hiệp hoàn thành 19/19 TC xây dựng xã NTM nâng cao. Hiện xã hoàn chỉnh các hồ sơ trình các cấp thẩm định xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2024” - ông Trương Văn Thanh cho biết.
Cũng theo ông Trương Văn Thanh, để đạt kết quả trên, trong quá trình XDNTM nâng cao, Đảng ủy xã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng và nâng chất NTM, tập trung phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, khi triển khai xây dựng xã NTM nâng cao, xã nhận được sự đồng thuận rất lớn từ người dân.
“Những năm qua, tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình XDNTM của xã hơn 375 tỉ đồng, trong đó người dân đóng góp 113 tỉ đồng, chiếm 30%. Điều này cho thấy sự đồng thuận rất cao từ nhân dân. Việc đóng góp đều do người dân các ấp bàn bạc, quyết định và thực hiện đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, không quá sức dân. Các công trình khi thực hiện đều được người dân giám sát bảo đảm chất lượng, phục vụ lâu dài cho chính lợi ích của nhân dân” - ông Trương Văn Thanh cho biết.
Việc xây dựng thành công xã NTM nâng cao mang lại cho các địa phương biên giới nhiều khởi sắc. Các xã biên giới đang đổi thay từng ngày như minh chứng cho những thành quả từ chương trình XDNTM mang lại./.
|
Không chỉ hiến đất làm đường, đóng góp kinh phí mà ông Phan Văn Sanh còn vận động người thân, hàng xóm trong ấp cùng chung tay xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.
|
Kiên Định - Tuấn Hùng