Màu sắc kinh nguyệt cho biết sức khỏe của bạn
Mặc dù kinh nguyệt bình thường của mỗi người là khác nhau, có một số thay đổi đáng được lưu ý, đặc biệt là màu sắc của kinh nguyệt.
Màu hồng: Bạn có thể có nồng độ estrogen thấp, đặc biệt khi nó có màu nhạt hơn bình thường. Nồng độ estrogen thấp có thể tăng nguy cơ bị loãng xương nếu không được điều trị. Theo các nghiên cứu, những nguyên nhân của màu kinh nguyệt màu hồng có thể là do dinh dưỡng kém, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiền mãn kinh xảy ra khi buồng trứng bắt đầu tiết ra ít estrogen hơn trước khi đến thời kì mãn kinh.
Nếu kinh nguyệt trông loãng, bạn có thể bị thiếu chất. Bác sĩ Alyssa Dweck, trợ lý giáo sư của trường Y Mount Sinai ở New York, nói rằng dòng chảy kinh nguyệt loãng có thể là triệu chứng của thiếu máu trầm trọng, đặc biệt nếu bạn thấy kinh nguyệt ngày càng ít hơn so với thông thường. Nếu sau vài kì kinh nguyệt bạn gặp triệu chứng này, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra về tinh trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
Màu nâu đậm: Khi thấy máu màu nâu sẫm kèm theo những chất nhầy của tử cung thì bạn không cần phải quá lo lắng, vì điều này khá bình thường. Đôi khi máu có thể tồn lại trước khi được đẩy ra ngoài từ từ. Nó có rất nhiều thời gian để bị oxi hóa, vì vậy có thể là màu nâu hoặc gần như đen. Thông thường máu đen xuất hiện ở đầu hay cuối chu kì đều không có gì đáng lo.
Màu đỏ với cục máu đông: Bạn có thể có nồng độ progesterone thấp và estrogen cao. Mặc dù những cục máu đông là bình thường nhưng nếu chúng to hơn một đồng xu thì có nghĩa là bạn đang mất cân bằng hormone nghiêm trọng. Ngoài ra tình trạng này có thể là do u xơ tử cung.
Màu xám và đỏ: Bạn có thể bị nhiễm trùng, mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nó thường đi kèm mùi hôi khó chịu. Những phụ nữ bị xảy thai cũng có thể xuất hiện tình trạng này. Khi có hiện tượng này, bạn hãy đi khám sớm nhất có thể.
Màu đỏ tươi: Bạn có kinh nguyệt đều và bình thường. Mặc dù kinh nguyệt với mỗi người là khác nhau nhưng thông thường kinh nguyệt màu đỏ tươi là một dấu hiệu tốt./.
VOV.VN (Theo Womens Health Mag)
- Bác sĩ trả lời: Ăn trứng mỗi ngày có ảnh hưởng đến cholesterol? (22/01)
- 4 lợi ích với sức khỏe từ trái nhàu (21/01)
- Làm đẹp phải an toàn (21/01)
- Nước ép trái cây dạng nào tốt cho sức khỏe hơn? (20/01)
- Lo thịt bẩn tuồn ra dịp Tết, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo 'nóng' (19/01)
- Nên ăn rau gì khi muốn vừa giảm cân, vừa giảm huyết áp? (19/01)
- Phát hiện điều kỳ diệu từ thói quen uống trà xanh ở người lớn tuổi (18/01)
- Uống cà phê có thực sự tốt cho gan? (18/01)