Tiếng Việt | English

31/10/2018 - 15:07

Tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

Các sở, ngành, địa phương liên quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) nhằm sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên này, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Từ đầu năm đến tháng 10/2018, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt 2 đơn vị vi phạm lĩnh vực khai thác khoáng sản với số tiền trên 250 triệu đồng

Từ đầu năm đến tháng 10/2018, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt 2 đơn vị vi phạm lĩnh vực khai thác khoáng sản với số tiền trên 250 triệu đồng

Tuân thủ chưa nghiêm

Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Long An - Nguyễn Tân Thuấn, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản (KS) trên địa bàn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Nhờ đó, công tác này đạt một số kết quả nổi bật. Hoạt động KTKS nói chung và KS làm vật liệu xây dựng thông thường (sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, đất làm vật liệu san lấp) được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.

Tuy nhiên, việc KTKS vẫn còn những hạn chế nhất định: Công tác quản lý nhà nước về KS ở một số địa phương còn yếu, bảo vệ tài nguyên KS chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ, kết quả xử lý vi phạm chưa mang lại hiệu quả tích cực. Tình trạng KTKS đất làm vật liệu san lấp trái phép, khai thác không đúng với mục tiêu đã được cấp phép xảy ra phổ biến,... gây mất an ninh, trật tự, ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên KS, thất thu ngân sách,...

Ông Nguyễn Văn Toàn, ngụ xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, bức xúc: “Việc khai thác hầm đất tại đây khá rầm rộ. Chúng tôi không biết đơn vị có được cấp phép hay không nhưng việc khai thác gây ô nhiễm, xe chở đất chạy ẩu, dễ gây tai nạn giao thông nên người dân rất lo lắng. Chúng tôi mong các cấp lãnh đạo vào cuộc để chấn chỉnh tình trạng này”.

“Từ đầu năm 2018 đến nay, Thanh tra sở ra quyết định xử phạt hành chính vi phạm lĩnh vực KTKS 2 trường hợp với tổng số tiền trên 250 triệu đồng. Trong đó, có 1 trường hợp: Công ty TNHH Thương mại Nhật Thịnh (huyện Đức Hòa) bị xử phạt vào cuối tháng 9 với số tiền 50 triệu đồng. Hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép KTKS của công ty với thời gian 9 tháng, buộc đơn vị phải khai thác đúng hệ thống khai thác đã được xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt hoặc nêu trong giấy phép KTKS. Thời gian thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả 60 ngày kể từ ngày nhận quyết định và mọi chi phí thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do công ty này chi trả. Bên cạnh đó, tại một số địa phương, tình trạng vi phạm hành chính trong việc KTKS vẫn xảy ra và cấp huyện, thị xã, thành phố ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền” - ông Thuấn thông tin.

Tăng cường quản lý

Để khắc phục tình trạng trên và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về KS trên địa bàn tỉnh, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là UBND cấp huyện, xã trong công tác đấu tranh phòng ngừa KTKS trái phép và bảo vệ KS chưa khai thác, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh Long An. Chỉ thị xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng sở, ban, ngành và địa phương liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

Theo đó, Sở TN&MT chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức đánh giá tình hình, tăng cường công tác quản lý nhà nước, đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm chấn chỉnh, khắc phục những mặt yếu kém, sai sót trong lĩnh vực này. Sở thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về KS theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về hoạt động KS, đất đai và bảo vệ môi trường trong hoạt động KTKS; các trường hợp lợi dụng việc nạo vét, tận thu, khơi thông luồng đường thủy nội địa để KTKS trái phép, khai thác không đúng mục tiêu giấy phép,... Qua đó, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định thu hồi giấy phép, phương tiện phục vụ khai thác đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, sở phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, quản lý việc khai thác, tập kết, vận chuyển của các tổ chức đang hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép khi có phản ánh của người dân; phối hợp Sở Xây dựng và UBND cấp huyện để hỗ trợ việc xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng KS; hướng dẫn UBND cấp huyện lập kế hoạch bảo vệ KS chưa khai thác và tổng hợp, lập phương án bảo vệ KS chưa khai thác trình UBND tỉnh phê duyệt. Chủ trì, phối hợp các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện thống kê, xác định trữ lượng đất san lấp trên địa bàn tỉnh cần khai thác để xây dựng quy hoạch, kế hoạch tham mưu UBND tỉnh cấp phép đúng quy định và sát hợp nhu cầu thực tế quản lý; xác định nhu cầu khai thác, sử dụng KS để xây dựng kế hoạch đấu giá quyền khai thác, khoanh định khu vực không đấu giá quyền KTKS. Sở kịp thời tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng đấu giá quyền KTKS trong trường hợp khu vực đưa ra đấu giá có cấu trúc địa chất phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; xác định giá khởi điểm trình UBND tỉnh phê duyệt,...

Từ đầu năm đến tháng 10/2018, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt 2 đơn vị vi phạm lĩnh vực khai thác khoáng sản với số tiền trên 250 triệu đồng

Từ đầu năm đến tháng 10/2018, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt 2 đơn vị vi phạm lĩnh vực khai thác khoáng sản với số tiền trên 250 triệu đồng

Đối với UBND các địa phương, cần có kế hoạch rà soát lại hoạt động KTKS trên địa bàn; đồng thời chủ động phối hợp sở, ngành liên quan trong công tác phối hợp nhằm làm tốt nhiệm vụ được giao. Các sở, ngành liên quan cần căn cứ vai trò, trách nhiệm để cùng nhau phối hợp thực hiện. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đề nghị UBMTTQ Việt Nam và đoàn thể các cấp giám sát việc thực thi pháp luật về KS, đặc biệt là việc ngăn chặn hoạt động khai thác trái phép cát, sỏi của cấp chính quyền địa phương. Ngoài ra, các cơ quan thông tin, truyền thông cần tăng cường phối hợp Sở TN&MT, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về KS và nội dung chỉ thị này.

UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở TN&MT chịu trách nhiệm theo dõi, phối hợp các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện chỉ thị - ông Thuấn thông tin thêm./.

Điều kiện xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

Qua tiếp nhận ý kiến phản ánh của một số địa phương chưa thống nhất trong việc áp dụng các quy định pháp luật để xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong trường hợp đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa và thống nhất áp dụng trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sau đây gọi là Thông tư số 33):

1. Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ xác định nội dung theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3 Thông tư số 33: “b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội”.

2. Trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình thì chỉ xác định nội dung theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 3 Thông tư số 33: “b) Có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội”.

Lực Nguyễn

 

Chia sẻ bài viết