Tiếng Việt | English

09/11/2022 - 16:36

Xu hướng chuyển đổi số vận tải hàng hóa mới nhất

Sau đại dịch Covid-19, hành vi của con người dần thay đổi, mọi người có xu hướng mua hàng, đặt hàng online nhiều hơn, cùng với đó là sự phát triển của kĩ thuật công nghệ thì việc chuyển đổi số là điều tất yếu. Đây được xem là điểm sống còn của tất cả doanh nghiệp chứ không riêng gì ngành vận tải.

Tại thị trường vận tải Long An nói riêng và vận tải miền Nam nói chung, nhiều doanh nghiệp vận tải hàng đầu như Vận tải Thành Phát, Hoàng Minh, Proship, Taxi tải Sài Gòn,… nhờ áp dụng chuyển đổi số để tiếp cận khách hàng khá hiệu quả,…

Chúng ta cùng tìm hiểu về xu hướng chuyển đổi số ngành vận tải hàng hóa thời 4.0, đặc biệt là trên thị trường vận tải.

Chuyển đổi số trong kinh doanh vận tải hàng hóa là gì? 

Chuyển đổi số hiểu đơn giản là sử dụng dữ liệu đã được số hóa, công nghệ AI, Big Data, công nghệ số thời 4.0,… để phân tích ứng dụng và biến đổi nó nhằm tạo ra giá trị mới có hiệu quả hơn về mặt thời gian và tính hiệu quả, kết nối với khách hàng nhanh hơn. 

Trong đó, việc chuyển đổi số trong kinh doanh vận tải là điều cần thiết nhằm thay đổi trí tuệ, tạo sự đột phá. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, vận tải hàng hóa, giúp tăng trưởng, thu hút thêm khách hàng và đạt được lợi nhuận tối đa so với trước đó.

Một số ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực vận tải, logistic như sử dụng GPS định vị, internet vạn vật theo dõi quá trình vận hành, công nghệ lưu trữ đám mây, AI, xe nâng tự động, kết nối khách hàng trực tuyến qua website, kênh online,…

Thực trạng tình hình chuyển đổi số trong vận tải

Hiện nay, thị trường logisctics của Việt Nam lên đến 40 - 42 tỉ USD mỗi năm. Thông qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các mô hình kinh doanh vận tải truyền thống dần được áp dụng công nghệ cao. Nhờ vậy giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, góp phần giúp các doanh nghiệp có bước chuyển mình, khẳng định vị thế trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 

Lợi thế khi chuyển đổi số với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Có thể thấy, quá trình chuyển đổi số đã đem lại cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải những lợi ích vô cùng nổi bật. Trong đó, có thể kể đến các lợi ích, cơ hội về:

* Tiết kiệm thời gian: Việc cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp tăng hiệu suất đáng kể, giảm thiểu rủi ro về tiến độ hàng hóa góp phần gia tăng uy tín, để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. 

* Tiền bạc: Quản lý giá cả trở nên hiệu quả, minh bạch, ít phát sinh lỗi, chi phí dư thừa cũng giảm đáng kể nhờ những giải pháp số đem lại.

* Quản lý quy mô: Khi chuyển đổi số, mọi thông tin đều sẽ được phân tích để cung cấp cho các kỹ thuật viên và chủ sở hữu. Việc này sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc thiết lập, quản lý quy mô kinh doanh hiệu quả.

Xu hướng chuyển đổi số các doanh nghiệp vận tải

Với công nghệ 4.0, việc sử dụng điện thoại thông minh trở nên cực kỳ phổ biến. Vì thế, các doanh nghiệp thường lựa chọn chuyển đổi số theo xu hướng kết nối khách hàng online qua website, fanpage, zalo, email điện thoại, apps đặt xe, định vị,… Từ đó thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp dễ dàng, cũng như lưu trữ thông tin thuận tiện hơn.


Ngoài những cơ hội mà chuyển đổi số mang lại thì cũng có những thách thức nhất định như: 

* Tài chính: Quá trình chuyển đổi số thường mất chi phí khoảng 200 triệu đến hàng chục tỷ đồng, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là một thách thức khá lớn.

* Công nghệ: Khả năng áp dụng khoa học công nghệ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở mức số hóa và lưu trữ chứ chưa có khả năng phân tích số liệu, xử lý đơn hàng trực tuyến.

* Con người: Đòi hỏi một nguồn chất lượng nhân lực cao, kĩ năng quản trị, sự đồng bộ của hệ thống và bộ máy vận hành chuẩn chỉnh trong các khâu,…

Các công ty vận tải chuyển mình như thế nào thời 4.0

Để có thể chuyển mình hiệu quả trong thời đại 4.0, các doanh nghiệp áp dụng việc chuyển đổi số bằng cách sử dụng định vị xe để điều phối xe, theo dõi đơn hàng, tuyến đường,… Sử dụng công nghệ để tìm các giải pháp lưu trữ hàng hóa, nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa đầy đủ trong hoạt động logisctic, nâng cao hiệu suất trong các hoạt động giao hàng, đảm bảo hàng hóa luôn đúng tuyến độ. Ngoài áp dụng vào các giải pháp trong vận tải và logisctic thì việc tiếp cận khách hàng cũng cần được chú trọng.

Các doanh nghiệp vận tải xây dựng các hệ thống apps đặt xe, phát triển website giới thiệu hoạt động công ty, lập fanpage trên nền tảng facebook, email, liên hệ với khách hàng qua điện thoại, zalo,… nhằm tiếp cận khách hàng qua các kênh online. Nhờ vậy, khách hàng dễ dàng đặt xe tải chở hàng, sử dụng dịch vụ vận tải.

Như chúng tôi đã đề cập, tại thị trường vận tải miền Nam, một số doanh nghiệp vận tải như vận tải Thành Phát, Hoàng Minh, Proship, Á Châu, Taxi tải Sài Gòn nhờ đi đầu xu thế này đã gặt được những thành quả khá tốt trong việc phát triển doanh nghiệp của mình. Bằng chứng là họ đang dẫn đầu cuộc đua về thị trường vận tải trên nền tảng kỹ thuật số giúp phát triển mở rộng mạng lưới khách hàng nhanh chóng. Đây được xem là những ví dụ điển hình về chuyển đổi số trong vận tải hàng hóa, nếu bạn cũng là một doanh nghiệp, khách hàng thì còn chần chừ gì nữa mà cũng xây dựng chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình ngay đi nào!./.

AT

Chia sẻ bài viết


Liên kết hữu ích