9 thói quen hàng ngày bất ngờ làm hỏng răng của bạn
Nhiều người đã vô tình hủy hoại men răng vì những thói quen hàng ngày như đánh răng quá mạnh, ăn vặt thậm chí há miệng khi ngủ.
Theo Hiệp hội Nha khoa Thế giới, hiện nay có khoảng 3,9 tỷ người trên toàn cầu bị sâu răng không được điều trị (chiếm đến hơn 1 nửa dân số thế giới). Một khảo sát đã chỉ ra thực tế đáng buồn, có tới hơn 30% người được hỏi nói rằng họ không đánh răng đủ 2 lần mỗi ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, răng sâu, hỏng không hẳn do bạn lười đánh răng hay ít đi kiểm tra định kỳ, mà do những thói quen nhỏ hàng ngày:
Đánh răng quá mạnh
Việc bạn chải răng như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng. Bàn chải lông cứng, chải mạnh tay khiến răng bị bào mòn, nướu bị xước chứ không giúp răng miệng bạn sạch sẽ hơn. Hãy dùng bàn chải lông mềm và lực đánh răng nhẹ nhàng trong 2 phút.
Ảnh minh họa: Internet
Nhai tăm xỉa răng
Tăm là món đồ phổ biến thường được mọi người sử dụng sau khi ăn xong. Thế nhưng nó lại là nguyên nhân khiến kẽ răng của bạn rộng hơn và làm mắc thức ăn nhiều hơn. Hãy tạo thói quen sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước như một cách làm sạch răng miệng tốt hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Không chỉ xỉa răng bằng tăm, nhiều người còn có thói quen ngậm và nhai tăm, điều này không chỉ là thói quen xấu mà còn gây tác hại lâu dài cho răng miệng.
Ảnh minh họa: Internet
Cắn móng tay
Thói quen mất vệ sinh này không chỉ khiến móng tay bạn nham nhở, thịt ngón tay dễ tổn thương mà còn có nguy cơ hình thành sâu răng. Bởi ai cũng biết, trong móng tay chứa rất nhiều vi khuẩn và chất bẩn, khi bạn cắn móng tay, những thứ này sẽ mắc kẹt trên răng, kẽ răng của bạn. Lâu dần, chúng sẽ tích tụ thành các mảng bám trên kẽ răng, gây sâu răng.
Ảnh minh họa: Internet
Mở miệng khi ngủ
Nghe thì có vẻ không liên quan lắm, nhưng thói quen há miệng khi ngủ này lại không chỉ khiến gối đầu của bạn bị ướt bởi nước miếng mà còn khiến răng của bạn đứng trước nguy cơ bị sâu. Khi bạn há miệng lâu, khoang miệng nhanh chóng bị khô, dẫn đến các bệnh về nướu và sâu răng.
Ảnh minh họa: Internet
Vắt nước cốt chanh vào nước uống
Nước chanh là một loại nước uống khá tốt, thế nhưng nếu duy trì việc uống chanh quá thường xuyên, axit trong chanh có thể khiến bạn bị mất men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm và ê buốt.
Ảnh minh họa: Internet
Luôn ăn vặt
Ăn vặt không chỉ tăng nguy cơ béo phì và thừa cân mà còn có hại cho răng bạn. Axit trong các thực phẩm này sẽ làm răng bị ố vàng. Nếu chỉ ăn nhẹ, mọi người thường không có thói quen đánh răng sau khi ăn. Điều đó càng khiến răng bạn bị "ngâm" lâu hơn và nhanh bị xỉn ố hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Uống nhiều cà phê
Cà phê trở thành thức uống yêu thích không chỉ vào buổi sáng sớm của nhiều người mà có người còn uống chúng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, axit trong cà phê lại rất có hại cho men răng. Bạn có thể uống cà phê khi ăn bữa nhẹ có nhiều rau củ, chất xơ vì chúng giúp lượng axit trong cà phê giảm đi đáng kể và ít bám trên răng hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Nhai kẹo cao su có đường
Kẹo cao su giúp hơi thở thơm tho hơn sau các bữa ăn, nhưng nếu kẹo cao su có đường thì ngược lại. Bởi sâu răng phát triển bởi đường, nếu bạn tạo thành thói quen nhai kẹo cao su có đường sau khi ăn, đó sẽ là nguồn dinh dưỡng bất tận cho sâu răng phát triển.
Kẹo cao su không đường chính là giải pháp thay thế giúp giảm nguy cơ suy yếu răng.
Ảnh minh họa: Internet
Uống nước ngọt
Nước ngọt đặc biệt là nước ngọt có ga được chứng minh có nhiều tác hại tới sức khỏe, từ tăng cân tới bệnh nội tạng và đặc biệt là răng miệng. Khi bạn uống nước ngọt, đường, axit sẽ tích tụ trong miệng tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển. Vì vậy, bạn nên súc miệng sau khi uống để ngăn ngừa sâu răng./.
Theo VOV.VN
- Huỳnh Thị Thanh Thủy nói gì khi đăng quang Hoa hậu Quốc tế? (14/11)
- Khai mạc Hội thi Người dẫn chương trình tỉnh Long An lần thứ I năm 2024 (14/11)
- 'Mở lối' cho phát triển du lịch nông thôn (13/11)
- Đại diện nhan sắc Việt Nam Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024 (13/11)
- Họp báo thông tin về Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 (12/11)
- Ngôn ngữ tâm hồn qua từng nét chữ (12/11)
- Để phát triển du lịch từ nguồn tài nguyên di tích (11/11)
- Chùa Pháp Minh - Nơi lịch sử hòa quyện với tâm linh (11/11)