Tiếng Việt | English

30/08/2021 - 09:34

Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Long An đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) về phòng, chống tham nhũng (PCTN), đáp ứng được mục tiêu ngăn ngừa, không để xảy ra tham nhũng.

Tiếp công dân nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải quyết kịp thời các bức xúc, góp phần hạn chế phát sinh tham nhũng (Ảnh tư liệu)

Tiếp công dân nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải quyết kịp thời các bức xúc, góp phần hạn chế phát sinh tham nhũng (Ảnh tư liệu)

Năm 2021, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tập trung tuyên truyền về thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp PCTN; ý nghĩa, tầm quan trọng của PCTN và xây dựng đạo đức liêm chính; tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và PCTN; quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về PCTN.

Thông tin từ Sở Tư pháp, thời gian qua, Sở tổ chức lớp tuyên truyền, tập huấn kiến thức pháp luật về PCTN, lồng ghép việc bồi dưỡng pháp luật về PCTN trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện, tọa đàm,... chuyên đề về minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động xây dựng pháp luật; đưa nội dung, yêu cầu TTPBGDPL về PCTN vào các sự kiện, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11 năm nay).

Song song đó, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tuyên truyền những văn bản liên quan đến Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật về PCTN; thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thực hiện pháp luật về PCTN, trọng tâm là các quy định mới về hành vi tham nhũng; PCTN trong khu vực ngoài nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong PCTN.

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng cũng được các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền như kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, các hình thức xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về PCTN.

UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể và kế hoạch thực hiện công tác TTPBGDPL về PCTN cho các sở, ngành, địa phương, đặc biệt huy động sự tham gia của đội ngũ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý về PCTN, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tư vấn pháp luật, tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực; đẩy mạnh hoạt động TTPBGDPL của các tổ chức, cá nhân tình nguyện, nhóm tự giác,... gắn với cao điểm nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế PCTN 09/12 với hình thức phù hợp;…

Thông tin từ UBND tỉnh, phấn đấu đến hết năm 2021, địa phương có 100% chương trình đào tạo thuộc các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có nội dung về chính sách, pháp luật về PCTN, đạo đức liêm chính. 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; 100% người lao động tại tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; 90% người lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được TTPBGDPL về PCTN. 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; giáo viên, giảng viên các môn pháp luật, giáo dục công dân được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật chính sách, pháp luật về PCTN. 100% cán bộ, công chức, viên chức được TTPBGDPL về PCTN dưới các hình thức. Từ 70-85% người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tiểu thương, lao động tự do được TTPBGDPL về PCTN./.

Minh Đăng

Chia sẻ bài viết


các luật sư hà nội về thừa kế