Tiếng Việt | English

24/08/2017 - 15:30

Doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và thiết bị chế biến lúa gạo được hỗ trợ vay vốn VnSAT

Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (Dự án VnSAT) triển khai từ năm 2015 đến năm 2020, với mục tiêu góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là ĐBSCL và Tây Nguyên.

Tại Long An, Dự án được thực hiện tại 23 xã ở 5 huyện, thị: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và thị xã Kiến Tường, với diện tích canh tác lúa hơn 49.500 ha, khoảng 25.000 hộ nông dân tham gia.


Dự án sẽ được thực hiện trên 49.500 ha tại Long An. Ảnh: Lê Huỳnh

Hoạt động hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp chế biến lúa gạo nằm trong Tiểu hợp phần B2 thuộc hợp phần B: Phát triển lúa gạo bền vững.

Theo đó, Dự án sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và thiết bị chế biến cho lúa gạo chất lượng cao/đặc sản, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ lúa của nông dân, với khoản tín dụng 65,8 triệu USD do Ngân hàng thế giới tài trợ.

Tiểu hợp phần này sẽ cung cấp các khoản vay trung và dài hạn trên cơ sở lãi suất thương mại, cho các doanh nghiệp để nâng cấp công nghệ và cơ sở chế biến để nâng cao giá trị và chất lượng gạo.

Các dòng vốn tín dụng do dự án cung cấp sẽ do ngân hàng bán buôn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) quản lý, sau đó BIDV cho các định chế tài chính tham gia bán lẻ (PFI) vay lại để các tổ chức này cho các doanh nghiệp vay. Các khoản vay cho doanh nghiệp sẽ do PFI thẩm định và giải ngân độc lập.

Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đến thời điểm 31/7/2017 đã lựa chọn được 9 Ngân hàng thương mại tham gia Dự án VnSAT để thực hiện nhiệm vụ ngân hàng bán lẻ, giải ngân nguồn vốn dự án VnSAT đến người vay vốn. Tổng số hạn mức đã cấp là 1.150 tỉ đồng, gồm cấu phần lúa gạo và cà phê. Các ngân hàng được lựa chọn bao gồm:

- Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank).

- Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Coopbank).

- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

- Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank).

- Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).

- Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienphongBank).

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB).

Tại Long An có 37 phòng giao dịch, chi nhánh thuộc mạng lưới hoạt động của các ngân hàng được lựa chọn bao gồm: 29 Agribank, 1 OCB, 1 SHB, 1 TCB, 3 ABBank, 1 VPBank, 1 Coopbank.

Sau đây là danh sách mạng lưới hoạt động của các ngân hàng được lựa chọn tại tỉnh Long An:

Người dân và các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn Dự án VnSAT, liên hệ với BIDV và các ngân hàng bán lẻ được chọn ở trên./.

Đức Thuận (theo Sở NN&PTNT tỉnh Long An)

Chia sẻ bài viết