Tiếng Việt | English

01/11/2015 - 14:30

Đờn ca Tài tử ở các tỉnh: Cần đào tạo nâng chất

Sau một năm Đờn ca Tài tử (ĐCTT) Nam bộ được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, phong trào phát triển có nhiều thay đổi đáng kể trên diện rộng toàn phía Nam, nhất là ở TP.HCM. Nhìn về toàn cục, TP.HCM có chiều hướng phát triển tương đối tốt, được các cấp quan tâm có định hướng phát triển căn cơ cả lượng và chất hơn so với các tỉnh.


Cần Đước là cái nôi đờn ca tài tử

Đờn ca Tài tử mang đậm tính chất sinh hoạt dân gian

Đó là chương trình đào tạo nhân lực ở các lò, câu lạc bộ ở các trung tâm văn hóa, các trường nghệ thuật chuyên nghiệp… Bởi vì, TP. HCM là trung tâm văn hóa - nghệ thuật và kinh tế của cả nước nói chung, phía Nam nói riêng; là địa bàn tập trung nhiều nhân tài - lực: Thầy đờn giỏi, nghệ nhân ca hay, nhiều ngón đờn trẻ đang lên, công tác tổ chức và đào tạo quy củ, mang tính chuyên nghiệp hơn. Còn ở các tỉnh thì những yếu tố nhân tài - lực chỉ ở chừng mực nhất định, có địa phương quá yếu kém về nhiều mặt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Nguồn gốc và đặc điểm chính của ĐCTT bắt nguồn từ nông thôn và phát triển trong dân gian Nam bộ là chính, nó có tính chất sinh hoạt rộng rãi trong cộng đồng mà không giới hạn ở tầng lớp, giới tính, tuổi tác, vị trí xã hội; có nghĩa là giàu nghèo, quan quân, dân thường, nam - phụ - lão - ấu đều tham gia và sáng tạo được, cũng không giới hạn ở không gian và thời gian nào: Đêm ngày, tối sớm, trưa chiều, trong nhà, ngoài sân, dưới ghe, bên bờ ruộng, gốc cây... đều đờn ca được cả; chỉ cần xị rượu đế, trái me, khế, ổi… bên nhau say sưa ca cầm là tri kỷ tri âm lắm rồi! Khi phát triển mạnh và đi vào đô thị hóa, ĐCTT có những thay đổi hơn, nó trở thành một thú vui tao nhã được biểu diễn ở thính phòng trang trọng, những tiệc tùng sang trọng do những người giàu có hoặc quan chức mộ điệu yêu cầu.

Như vậy, có thể nói rằng, cội nguồn của ĐCTT vẫn là ở những vùng nông thôn và mang tính chất sinh hoạt dân gian vẫn là chính yếu; những vùng đô thị là điều kiện để ĐCTT phát triển thêm diện mạo mới, và chính là yếu tố xúc tác cho loại hình càng phong phú hơn về cả nội dung và hình thức. ĐCTT giữa thành thị và nông thôn là mối quan hệ tương tác để phát triển, nông thôn là miền “nguồn”, thành thị là miền “đích”; “nguồn” cung cấp cho “đích” để rồi “đích” trả lại cho “nguồn” một sinh lực nuôi dưỡng gốc rễ và tiếp tục phát triển trong mối quan hệ tương tác. Thế nhưng, hiện nay mối quan hệ này bất cập và chênh lệch khá xa, có lẽ vì điều kiện kinh tế và một phần sự quan tâm của một số địa phương.


Biểu diễn Đờn ca tài tử ở vùng nông thôn Bạc Liêu        Nguồn: Internet

Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?

Được biết, vài năm trước cũng như trong năm qua, ở một vài trung tâm văn hóa tỉnh có đầu tư đào tạo về nguồn lực như: Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bạc Liêu,... mời các nhạc sĩ, nghệ nhân từ TP. HCM như NSƯT, NNDG Ba Tu, NNDG Út Tỵ, NNDG Hoàng Tấn, NS Kim Loan, nhạc sĩ Nhứt Dũng, nhạc sĩ Huỳnh Khải,… tổ chức tập huấn nâng cao về ĐCTT.

Có thể nói rằng, cội nguồn của ĐCTT vẫn là ở những vùng nông thôn và mang tính chất sinh hoạt dân gian vẫn là chính yếu; những vùng đô thị là điều kiện để ĐCTT phát triển thêm diện mạo mới, và chính là yếu tố xúc tác cho loại hình càng phong phú hơn về cả nội dung và hình thức. ĐCTT giữa thành thị và nông thôn là mối quan hệ tương tác để phát triển, nông thôn là miền “nguồn”, thành thị là miền “đích”; “nguồn” cung cấp cho “đích” để rồi “đích” trả lại cho “nguồn” một sinh lực nuôi dưỡng gốc rễ và tiếp tục phát triển trong mối quan hệ tương tác.

Nội dung các lớp tập huấn thường là chỉnh lý phong cách ĐCTT về hơi điệu, bổ sung bài bản, lấy lại căn cơ cho các thành viên đã biết ít nhiều về ĐCTT rồi, mà phần đông là những nghệ nhân đờn. Để từ đó, lấy những nghệ nhân này làm nòng cốt cho phong trào ở địa phương, họ sẽ trở thành những vết dầu loang để nhân rộng truyền dạy cho lực lượng kế thừa ở địa phương. Nhưng hầu hết lực lượng này thành những vết “dầu loang” không được bao nhiêu, mà họ được tập huấn nâng cao tay nghề tự trang bị chuyên môn cho mình là chính. Trong họ, là những nhân tố dành để đi thi, dự liên hoan, đi show đám tiệc là chính. Còn việc là hạt nhân để gầy dựng phong trào ở địa phương, truyền dạy cho lực lượng kế thừa của phong trào thì rất miễn cưỡng, với hai lý do: Một mặt là chính quyền địa phương cấp huyện, hầu hết rất ít quan tâm đầu tư kinh phí để mở lớp giảng dạy ĐCTT.

Hai là nếu có quan tâm nhưng không có kinh phí để đầu tư, còn những hạt nhân được tập huấn từ tỉnh về khi có tay nghề thì đòi hỏi chế độ “bồi dưỡng” phải xứng đáng với công sức truyền nghề (thiếu nhiệt tình). Theo nhiều cuộc thăm dò, tại nhiều huyện, thị ở các tỉnh, lãnh đạo một số địa phương cho rằng, phong trào ĐCTT ở địa phương họ có cũng được, không có cũng chẳng sao, có bao nhiêu chơi bấy nhiêu theo quan niệm “cây nhà lá vườn”, không cần đầu tư đào tạo lực lượng kế thừa gì cả.

Điều mà họ cho rằng đáng quan tâm là các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, nên phong trào ĐCTT không phải là mũi nhọn, không quan tâm cũng không sao.Nhưng họ đã quên rằng, từ trong sâu thẳm của tâm hồn dân tộc Việt đã tự hào về ĐCTT ngày nay đã được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, mà cội nguồn của nó từ Nam bộ - Việt Nam, đã có bao thế hệ dày công xây thành, được Đảng và Nhà nước quan tâm gìn giữ và phát triển từ Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII của Đảng: Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…, trong đó có ĐCTT.

Một số cán bộ của trung tâm văn hóa huyện, thị muốn tổ chức lớp tập huấn để gầy dựng phong trào thì lại không có kinh phí. Một cán bộ Ngành Văn hóa của huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) và một cán bộ huyện Đức Hòa (Long An) cho biết, lãnh đạo huyện và ngành văn hóa huyện rất thích ĐCTT, muốn xây dựng phong trào mạnh và đào tạo lực lượng đều khắp ở các xã văn hóa, nhưng không có kinh phí thực hiện; ngành tài chính cho rằng, kinh phí hạng mục này không có kế hoạch chi ngân sách trong năm... thế là lãnh đạo cũng “bó tay”./. (Còn tiếp)

Ths. Đỗ Dũng

Chia sẻ bài viết


 
Liên kết hữu ích