Tiếng Việt | English

23/06/2021 - 10:48

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Long An:

Giai đoạn 2021-2025, thực hiện đầu tư công trên 2.906 tỉ đồng

Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (Ban QLDA) - Nguyễn Văn Hùng cho biết, theo Nghị quyết số 163/NQ-HĐND, ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; Quyết định 5181/QĐ-UBND, ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021; Quyết định 1074/QĐ-UBND, ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh về việc phân bổ vốn dự phòng ngân sách tỉnh cho một số công trình khác, Ban QLDA được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch vốn trên 2.906 tỉ đồng.

Bệnh viện Đa khoa khu vực Cần Giuộc giai đoạn II do Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư, hoàn thành hầu hết tất cả hạng mục, đưa vào sử dụng

Theo đó, năm 2021, Ban QLDA được bố trí 427,833 tỉ đồng cho 36 dự án (DA) (gồm 17 DA chuyển tiếp và 19 DA khởi công mới). Trong đó, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung (XDCBTT) là 68 tỉ đồng; nguồn vốn xổ số kiến thiết là 329,063 tỉ đồng; nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 16,070 tỉ đồng; nguồn dự phòng ngân sách tỉnh là 4,7 tỉ đồng.

Dự kiến trong năm 2022, Ban QLDA được bố trí 613,800 tỉ đồng cho 30 DA (gồm 19 DA chuyển tiếp và 11 DA khởi công mới). Trong đó, nguồn vốn XDCBTT là 132 tỉ đồng; nguồn vốn xổ số kiến thiết là 331,800 tỉ đồng; nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 150 tỉ đồng. Trong 11 DA khởi công mới, 6 DA đã có chủ trương đầu tư (Khối nhà cơ quan 2, xây dựng mới Bệnh viện Y học cổ truyền, sửa chữa Trường THPT Đức Huệ, sửa chữa Trường THPT Tân Thạnh, sửa chữa Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Trung tâm Y tế huyện Cần Đước cơ sở 2), Ban QLDA tiến hành khảo sát 3 DA và đã trình đề xuất chủ trương đầu tư 2 DA (sửa chữa Trường THPT Thạnh Hóa và nâng cấp, mở rộng Trung tâm Y tế huyện Tân Hưng).

Dự kiến trong năm 2023, Ban QLDA được bố trí 620,313 tỉ đồng cho 23 DA (21 DA chuyển tiếp và 2 DA khởi công mới). Trong đó, nguồn vốn XDCBTT 147 tỉ đồng; nguồn vốn xổ số kiến thiết 323,313 tỉ đồng và nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 150 tỉ đồng. Đối với 2 DA khởi công mới, Ban QLDA khảo sát và đang lập đề xuất chủ trương đầu tư (sửa chữa Trường THCS và THPT Khánh Hưng, xây dựng mới Bệnh viện Phổi)

Dự kiến năm 2024, Ban QLDA được bố trí 616,700 tỉ đồng cho 20 DA (12 DA chuyển tiếp và 8 DA khởi công mới). Trong đó, nguồn vốn XDCBTT là 137 tỉ đồng; nguồn vốn xổ số kiến thiết 259,700 tỉ đồng và nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu 220 tỉ đồng. Trong 8 DA khởi công mới, 3 DA đã có chủ trương đầu tư (Trường THCS và THPT Mỹ Quý, Trường THPT Tân Trụ và nâng cấp, mở rộng Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Hưng). Ban QLDA đã tiến hành khảo sát 4 DA và đang lập đề xuất chủ trương đầu tư 3 DA (Trường THCS và THPT Lương Hòa giai đoạn 2; Cải tạo, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị Trường Cao đẳng Nghề Long An - Cơ sở Cần Giuộc; Nâng cấp, mở rộng Trung tâm Y tế huyện Tân Trụ).

Dự kiến năm 2025, Ban QLDA được bố trí 627,469 tỉ đồng cho 17 DA (14 DA chuyển tiếp và 3 DA khởi công mới). Trong đó, nguồn vốn XDCBTT 77,360 tỉ đồng; nguồn vốn xổ số kiến thiết 270,109 tỉ đồng và nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu 280 tỉ đồng. Trong 3 DA khởi công mới, 1 DA có chủ trương đầu tư (Trường THCS và THPT Long Cang). Ban QLDA đã khảo sát 2 DA, trình đề xuất chủ trương đầu tư 1 DA (Di tích Đám lá tối trời) và đang lập đề xuất chủ trương đầu tư 1 DA (Cải tạo, nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Đức Hòa).

Ông Nguyễn Văn Hùng chia sẻ thêm, đối với các DA chuyển tiếp và đang thực hiện, Ban QLDA thường xuyên làm việc với các đơn vị nhà thầu về tiến độ giải ngân, tiến độ thi công, trình tự thủ tục để giải ngân các nguồn vốn. Đồng thời, Ban QLDA cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhà thầu, đồng thời chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhằm kịp thời chấn chỉnh các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng nhằm bảo đảm tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân các nguồn vốn, dự án theo đúng kế hoạch./.

Quy chuẩn kỹ thuật mới về An toàn cháy cho nhà và công trình

N gày 19/5/2021, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BXD về việc ban hành QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 05/7/2021 và thay thế Thông tư số 01/2020/TT-BXD, ngày 06/4/2020 ban hành QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng. Đồng thời, quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.

Theo đó, khi thiết kế các nhà phải có các giải pháp kết cấu, bố trí mặt bằng - không gian và kỹ thuật công trình như sau: Nhà duy trì được tính ổn định tổng thể và tính bất biến hình trong một khoảng thời gian nhất định, được quy định bằng bậc chịu lửa của nhà; mọi người trong nhà có thể sơ tán ra bên ngoài tới khu vực an toàn trước khi xuất hiện nguy cơ đe dọa tính mạng và sức khỏe do tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.

QCVN 06:2021/BXD vẫn giữ bố cục gồm 9 phần (Quy định chung; Phân loại kỹ thuật về cháy; Đảm bảo an toàn cho người; Ngăn chặn cháy lan; Cấp nước chữa cháy; Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Quy định về quản lý; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; Tổ chức thực hiện) và 9 phụ lục (Phụ lục A. Quy định bổ sung về an toàn cháy đối với một số nhóm cụ thể; Phụ lục B. Phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc trưng cháy; Phụ lục C. Phân hạng nhà và các gian phòng theo tính nguy hiểm cháy và cháy, nổ; Phụ lục D. Các quy định về bảo vệ chống khói cho nhà và công trình; Phụ lục E. Yêu cầu về khoảng cách phòng cháy, chống cháy giữa các nhà và công trình; Phụ lục F. Giới hạn chịu lửa danh định của một số cấu kiện kết cấu; Phụ lục G. Quy định về khoảng cách đến các lối ra thoát nạn và chiều rộng của lối ra thoát nạn; Phụ lục H. Một số quy định về số tầng giới hạn (chiều cao cho phép) và diện tích khoang cháy của nhà; Phụ lục I. Một số hình vẽ minh họa nội dung các quy định).

Một số nội dung chính trong QCVN 06:2021/BXD được sửa đổi so với QCVN 06:2020/BXD như sau:

Một là, đề cập rõ hơn cách tính chiều cao phòng cháy và chữa cháy (PCCC) của nhà và sửa đổi một số quy định sử dụng tiêu chí chiều cao nhà thành tiêu chí chiều cao PCCC.

Hai là, làm rõ khái niệm “hành lang bên” (là hành lang ở một phía có thông gió với bên ngoài, không bị chắn liên tục theo chiều dài, với chiều cao thông thủy tính từ đỉnh của tường chắn ở mép hành lang lên phía trên không nhỏ hơn 1,2 m).

Ba là, bổ sung thêm chú thích đối với một số nội dung: Nhà chung cư; cách xác định nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng chính; tầng hầm; một số yêu cầu riêng với nhóm nhà F1.3; van ngăn cháy loại thường mở…

Bốn là, bổ sung thêm nội dung tính tổng số bồn, bể cho chữa cháy trong một mạng ống dành cho cấp nước ngoài nhà nhưng không áp dụng cho công trình riêng lẻ (Điều 5.1.5.6).

Năm là, sửa đổi một số nội dung trong Bảng 11 - Số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu đối với hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà.

Sáu là, bổ sung tiêu chí chiều cao thay vì khối tích của nhà F5 hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C để tính toán công suất máy bơm và lượng nước dự trữ cho chữa cháy.

Bảy là, bổ sung Điều “A.3 Các quy định đối với nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.3 (nhà chung cư) có chiều cao PCCC từ 75m đến 150m” vào Phụ lục A.

Tám là, sửa đổi một số thuật ngữ, lỗi chính tả, lỗi chế bản ở QCVN 06:2020/BXD.

Mai Hương

Chia sẻ bài viết