Góc ảnh 'Long An quê hương tôi': Lễ hội Làm Chay
LTS:
Dù ai buôn bán bộn bề
Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu.
Đến hẹn lại lên, không ai bảo ai, mỗi độ tháng Giêng, cứ từ ngày 14-16, vạn tấm lòng người dân Châu Thành và khách thập phương lại hướng về Lễ hội Làm Chay. Để lễ hội diễn ra trang trọng, văn minh, an toàn, sau 3 ngày tết, người dân Châu Thành tất bật bắt tay vào công tác chuẩn bị như trang trí cổng vào sân đình Tân Xuân, làm linh vật rồng, cỗ bánh, ghe đăng,...
Về với Lễ hội Làm Chay, mọi người như trở về với cội nguồn để tỏ lòng biết ơn những vị tiền hiền vị quốc vong thân. Cùng với lòng biết ơn, người dân còn mong cầu một năm bình an, mùa màng bội thu. Lễ hội Làm Chay với ý nghĩa như thế đã trở thành nét đẹp văn hóa của vùng đất Châu Thành nói riêng, Long An nói chung, được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ./.
Đèn lồng được trang trí trên lối dẫn vào Lễ hội Làm Chay
Người dân tất bật hoàn thành linh vật rồng để trên ghe đăng
Đông đảo người dân khắp nơi ken kín hai bên bờ sông Tầm Vu nơi diễn ra trò chơi bắt vịt
Tuy không còn cao trào “xô giàn tranh lộc”, nhưng hàng ngàn người vẫn nán lại để xem nghi thức “đốt ông Tiêu” vào lúc 24 giờ
Đông đảo người dân còn theo ra sông Tầm Vu thả thuyền giấy có đặt lễ vật để “đưa khách” (cô hồn), nghi thức cuối cùng của Lễ hội Làm Chay
CTV
- 'Mở lối' cho phát triển du lịch nông thôn (13/11)
- Đại diện nhan sắc Việt Nam Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024 (13/11)
- Họp báo thông tin về Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 (12/11)
- Ngôn ngữ tâm hồn qua từng nét chữ (12/11)
- Để phát triển du lịch từ nguồn tài nguyên di tích (11/11)
- Chùa Pháp Minh - Nơi lịch sử hòa quyện với tâm linh (11/11)
- Sáng 10/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự quá tải, phải ra khuyến cáo (10/11)
- Khai mạc Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 (10/11)