Lễ hội Làm Chay - Nét đẹp truyền thống và hiện đại
Dù ai buôn bán bộn bề
Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu
Nhắc đến những lễ hội đầu xuân ở Long An, không thể nào không nhắc đến Lễ hội Làm Chay. Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Long An, là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp, là "dấu gạch nối" giữa hiện tại và quá khứ. Lễ hội Làm Chay nhằm tưởng nhớ các nghĩa sĩ và cầu siêu cho các vong linh.
Lễ hội Làm Chay diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng với không gian kéo dài từ đình Tân Xuân đến chùa Linh Phước, chùa Ông, miếu Điền, miếu Âm Nhơn, thánh thất Phương Quế Ngọc Đài, sông Tầm Vu,... Lễ hội liên quan đến nhiều thiết chế tín ngưỡng khác ở thị trấn Tầm Vu: Chùa Ông (Linh Võ tự) thờ Quan Thánh Đế Quân, miếu Điền (Dương Xuân miếu) thờ thần Nông, miếu Cô Hồn (Âm Nhơn miếu), chùa Linh Phước (Linh Phước tự), thánh thất Phương Quế Ngọc Đài (đạo Cao Đài). Sự đan xen, hòa nguyện giữa nhiều thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng trong Lễ hội Làm Chay cho thấy tâm thức hoàn đồng trong thực hành tôn giáo, tín ngưỡng.
Nhân vật chính trong lễ hội là Tiêu diện Đại sĩ (ông Tiêu). Tương truyền, ông là hóa thân của đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chuyên hàng phục ma quỷ và cứu độ chúng sinh. Ngoài ông Tiêu, đối tượng cử hành lễ chính còn có các vị thần, Phật ở đình, miếu và chùa, trong đó, đặc biệt có các bậc nghĩa sĩ trung kiên, các vị tiền bối cách mạng trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ, tiêu biểu như Đỗ Tường Phong, Đỗ Tường Tự, Châu Văn Giác, Võ Duy Truyện.
Năm 2015, Lễ hội Làm Chay được công nhận Di sản phi vật thể cấp Quốc gia và đình Tân Xuân cũng được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Lễ hội là niềm tự hào của người dân Long An để rồi không ai bảo ai, mọi người lại nhắc nhau “Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu”./.
Các hoạt động trong Lễ hội Làm Chay mở đầu bằng chương trình múa lân vào chiều ngày 14 tháng Giêng
Người tham gia lễ hội đông đúc dần tại khu vực tổ chức các hoạt động Lễ hội Làm Chay
Mô hình Khu lưu niệm Nguyễn Thông trên xe hoa
Hát bội được biểu diễn tại Lễ hội Làm Chay góp phần gìn giữ văn hóa đình làng Việt
Người dân cầu nguyện dưới tượng Tiêu diện Đại sĩ
Mộc Châu
- Nghĩa sư Đoàn Ngọc Sĩ là ai? (22/03)
- Tết Ramưwan: Lễ hội văn hóa đặc sắc của người Chăm ở Bình Thuận (21/03)
- Thới Bình Cổ tự - Ngôi chùa được vua Bảo Đại sắc tứ (20/03)
- Cà Mau sắp tổ chức ngày hội khinh khí cầu và lễ hội tôm (20/03)
- Sức hút văn hóa Việt Nam tại hội chợ ASEAN ở Argentina (19/03)
- Báo chí: Đổi mới mạnh mẽ để phát huy vai trò của sức mạnh thông tin (19/03)
- Việt Nam thu hút sự quan tâm tại Hội chợ Du lịch Địa Trung Hải (18/03)
- Kiên Giang: Khai thác lại tuyến du lịch biển Cà Mau-Nam Du-Phú Quốc (18/03)

