Trong quá trình mang thai, nhiều bà mẹ cho rằng “ăn gấp đôi” sẽ là phương pháp nạp dinh dưỡng hiệu quả giúp cả mình và con cùng khỏe mạnh. Thế nhưng, thực tế đây là một quan niệm sai lầm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Khi bước vào thời kỳ mang thai, việc dung nạp lượng calories phù hợp trong mỗi giai đoạn luôn là điều mà chị em cần lưu ý. Theo quy tắc căn bản, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ không cần tăng lượng thức ăn so với trước đây. Tuy nhiên các chị em cần ăn uống đầy đủ để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và giữ được thể trạng tốt nhất.
Trong 3 tháng tiếp theo, trung bình mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung thêm khoảng 340 calories và trong 3 tháng cuối cùng là 450 calories. Duy trì tốt lượng calories phù hợp dung nạp vào cơ thể, mẹ và bé sẽ luôn đạt được thể trạng sức khỏe cân đối, thay vì cứ mãi vận dụng quan niệm "ăn nhiều là tốt" khi mang thai.
Mẹ bầu cần dung nạp lượng calo phù hợp để mang lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Thực tế, với quan niệm “ăn gấp đôi”, mẹ tăng cân nhưng con vẫn thiếu chất là tình trạng mà không ít các mẹ bầu mắc phải. Tình trạng mẹ tăng cân quá mức có thể sẽ dẫn đến những hệ luỵ vô cùng nguy hiểm như sinh non, tiểu đường, thai chết lưu,...
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi mang thai các mẹ bầu chỉ nên tăng cân từ 9 - 12 kg. Khi thể trạng tăng hơn 15kg, các mẹ bầu nên theo dõi để điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng phù hợp. Việc tăng cân quá mức có thể là một trong những nguy cơ dẫn đến đến tình trạng cao huyết áp ở chị em trong 3 tháng cuối thai kỳ - điều này là vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Theo The American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) từng đưa tin vào năm 2020: tăng huyết áp là nguyên nhân của 26% trường hợp tử vong mẹ ở châu Mỹ và ở châu Á là 9%.
Một nghiên cứu về tình trạng hấp thụ dinh dưỡng của mẹ bầu được đăng tải trên tạp chí của Hội đồng Nghiên cứu Y học (MRC) kết luận rằng: “Trong khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ dễ dàng hấp thụ năng lượng và dự trữ chất béo hơn bình thường, do đó dễ dẫn đến tình trạng khó giảm cân sau sinh.” Tiến sĩ Joe McNamara, Trưởng khoa Dân số và Hệ thống Y học tại MRC, cho biết thêm: “Ăn gấp đôi khi mang thai là không cần thiết, và hơn nữa có thể gây nguy hại. Chế độ ăn uống không khoa học của người mẹ có thể ảnh hưởng đến xu hướng bị béo phì của đứa trẻ trong cuộc sống sau này”.
Lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học sẽ giúp mẹ và bé phát triển tốt nhất trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Đứng trước những hệ lụy trên, có thể thấy việc ăn nhiều không phải là cách hữu hiệu giúp mẹ và bé phát triển toàn diện. Thay vì “chọn nhiều” chị em hãy bắt đầu xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học trong quá trình mang thai bằng việc "chọn đúng" thực phẩm cho mẹ bầu.
Trong 3 tháng đầu tiên, hệ thống thần kinh của trẻ được phát triển mạnh mẽ. Một trong những lựa chọn mà chị em cần cân nhắc chính là sử dụng thực phẩm hữu cơ để hạn chế tối đa những nguồn thực phẩm dư lượng thuốc trừ sâu, hormone tăng trưởng và kháng sinh. Việc sử dụng thực phẩm hữu cơ sẽ giúp bé phát triển vượt trội về nhận thức và trí tuệ, tránh được những ảnh hưởng xấu lên hệ miễn dịch và loại bỏ nguy cơ thể trạng suy yếu.
Nhiều nghiên cứu cho rằng thực phẩm hữu cơ luôn mang lại giá trị dinh dưỡng vượt trội cho thai kỳ.
Có thể thấy, thay vì cố gắng “nhồi nhét” thức ăn vào cơ thể, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đưa ra các lựa chọn phù hợp và khoa học hơn để có được chế độ dinh dưỡng tốt nhất suốt giai đoạn thai kỳ. Và với lựa chọn sữa cũng vậy, mẹ càng chú trọng trong mỗi quyết định, mẹ càng yên tâm đồng hành cùng con khỏe mạnh mỗi ngày trong suốt những tháng đầu đời./.
Theo VOV