Tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng đồng thời nhiều loại thuốc
Việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc được gọi là Polypharmacy. Nó rất phổ biến ở người cao tuổi và có nhiều nguy cơ sức khoẻ tiềm ẩn.
Táo bón: Các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau opioid, thuốc bổ sung canxi, thuốc kháng histamin thế hệ đầu tiên, verapamil hoặc diltiazem có thể gây táo bón. Những loại thuốc này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường ruột, gây khó khăn cho việc đi tiêu.
Chóng mặt: Chóng mặt liên quan đến thuốc rất phổ biến ở người cao tuổi. Uống nhiều loại thuốc gây ra các tác dụng phụ có thể khiến người sử dụng cảm thấy chóng mặt và choáng váng. Những loại thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề về tim mạch (như tăng huyết áp) và các loại thuốc dùng để điều trị rối loạn tâm lý (mất ngủ, trầm cảm, lo lắng) khi uống đồng thời có thể gây chóng mặt.
Suy giảm nhận thức: Các loại thuốc như benzodiazepines, thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau opioid, oxybutynin,..., có thể dẫn đến suy giảm nhận thức. Những người dùng quá nhiều loại thuốc như vậy sẽ có vấn đề về trí nhớ. Họ sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ hoặc học những điều mới. Việc dùng thuốc kéo dài sẽ gây khó khăn trong các tình huống sinh hoạt hàng ngày.
Khô miệng và khô mắt: Uống đồng thời nhiều loại thuốc là nguyên nhân đằng sau gây khô miệng và khô mắt. Các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc thông mũi và thuốc kháng histamin có thể gây khô mắt. Khô miệng lại phổ biến ở người cao tuổi và việc dùng nhiều thuốc làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Hội chứng khô miệng thường do sử dụng thuốc tim mạch, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau trung ương, thuốc kháng acid,... gây ra.
Suy dinh dưỡng: Vấn đề dinh dưỡng rất phổ biến ở người cao tuổi. Một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa polypharmacy và suy dinh dưỡng, đặc biệt là ở người cao tuổi (trên 75 tuổi). Việc uống nhiều loại thuốc có thể phá vỡ chu kỳ tiêu thụ thực phẩm. Thuốc cũng ảnh hưởng xấu đến các con đường trao đổi chất, cuối cùng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của cá nhân.
Hạ đường huyết: Bệnh nhân cao tuổi bị tiểu đường có nguy cơ hạ đường huyết cao hơn. Hạ đường huyết là một biến chứng liên quan điều trị bệnh tiểu đường. Điều trị tiểu đường có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Người cao tuổi bị tiểu đường thường phụ thuộc vào nhiều loại thuốc. Nó trở nên cần thiết cho những người này để tránh tác dụng phụ và hạn chế sử dụng các loại thuốc không cần thiết.
Tiểu không tự chủ: Polypharmacy có thể gây ra mê sảng (rối loạn trong khả năng tinh thần làm giảm nhận thức), có thể dẫn đến tiểu không tự chủ. Có một số loại thuốc có thể dẫn đến tiểu không tự chủ như thuốc được sử dụng để thay thế hormone, thuốc chống loạn thần, benzodiazepin và thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc này được chuyển hóa và bài tiết trong nước tiểu, làm cho đường tiết niệu dễ bị tổn thương./.
VOV.VN(Theo Boldsky)
- Bảo quản bằng cách cấp đông có làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm? (17/11)
- Phòng chống kháng thuốc kháng sinh (17/11)
- Tăng thuế thuốc lá để giảm tỉ lệ người hút thuốc (17/11)
- 4 món cần hạn chế vì có thể khiến cơ thể già nhanh hơn (17/11)
- Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định (16/11)
- Bệnh viện Trung ương Huế: Cứu sống trẻ sơ sinh vàng da tan máu nặng hiếm gặp (15/11)
- Chọn lựa thực phẩm giàu dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe (15/11)
- Muốn răng trắng tự nhiên, nên ăn những món nào? (14/11)