Tiếng Việt | English

26/07/2016 - 09:44

Cẩn thận với món lẩu... trứng vịt lộn

Một số món lẩu cho trứng vịt lộn vào để tăng độ ngon ngọt, bổ dưỡng, nhưng cũng gây ra nhiều bệnh có cơ thể.

Bổ xuôi, hai ngược

Theo dân gian, trứng vịt lộn ăn cùng rau răm, gừng tươi thái sợi là món ăn bài thuốc trị thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý…

Món lẩu trứng vịt lộn khá mới mẻ, đã ăn quen là ghiền luôn vì lạ miệng, thơm bùi, béo... do các thực phẩm đem lại.

Mỗi nồi lẩu thưởng cho hàng chục quả trứng vịt lộn vào nồi, vừa để ngon ngọt thêm nồi lẩu, vừa bổ dưỡng sức khỏe. Nhưng lâu lâu mới ăn một bữa thì không sao, còn ăn thường xuyên và ăn nhiều quá nhiều một lúc sẽ không bổ xuôi như mọi người nghĩ, mà còn hại ngược.

Khổ nỗi món lẩu quá ngon, nên trong một bữa lẩu mọi người thường ăn không ít hơn 2 quả.

Theo các bác sĩ, ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ không tốt, lạm dụng món ăn bổ dưỡng này và ăn không đúng cách thì sẽ có hại ngược cho cơ thể. Cụ thể là sẽ gây thừa vitamin A và chúng sẽ tích lũy dưới da, gan, gây vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến xương...

Trứng vịt lộn giàu đạm, nhiều cholesterol trong đó có cả cholesterol xấu nên sẽ ảnh hưởng không tốt cho người tì vị hư, yếu, còn có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, dẫn tới các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gút... Nếu đã mắc bệnh rồi, ăn vào bệnh thêm nặng, thậm chí tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ do tắc nghẽn động mạch… Nhiều người bị xơ gan, trướng bụng do ăn nhiều trứng vịt lộn.

Trứng vịt tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng. Đặc biệt, người bị ung nhọt độc ăn vào dễ bị đùn thịt thừa, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Ăn nhiều trứng vịt lộn là sẽ ăn kèm thêm nhiều rau răm – thứ rau gia vị rất tốt theo Đông y vì giúp sáng mắt, ấm bụng, tiêu thực, trừ hàn, sát trùng, ấm bụng, dáng mắt, chống đầy bụng khó tiêu… Nhưng ăn nhiều rau răm sẽ giảm khả năng tình dục của nam giới, bởi trong rau răm có một số loại tinh dầu có khả năng ức chế dục tính.

Trứng vịt lộn thường ăn kèm rau răm nên quý ông dễ bị giảm sinh lý (Ảnh minh họa)

Những người không nên ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, tăng cường sức khỏe… là bài thuốc bổ dành cho người suy nhược cơ thể, bị các chứng thiếu máu, còi cọc, đau đầu, chóng mặt… nên nhiều bà bầu thích ăn.

- Bà bầu ăn trứng vịt lộn cần rửa sạch và nấu chín kỹ, đúng cách mới hiệu quả, và không ăn liên tục lâu, vì có thể tăng lượng cholesterol xấu trong máu, dễ dẫn tới các bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường…

Khi ăn trứng vịt lộn phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thậm chí có thể gây sảy thai trong mấy tháng đầu với người cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo.

Giai đoạn cuối thai kỳ cũng hạn chế ăn trứng vịt lộn, vì lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol, và nạp nhiều năng lượng quá cũng không tốt.

- Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt ăn trứng vịt lộn không nên ăn nhiều rau răm, vì dễ dẫn tới rong huyết.

- Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch... không nên ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

- Những người tăng cholesterol máu (rối loạn chuyển hóa mỡ), bệnh rối loạn chuyển hóa đạm (gút), suy gan, thận… không nên ăn.

- Trẻ em dưới 5 tuổi cũng không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa kiện toàn dễ gây sình bụng, tiêu chảy…

Không nên ăn 2 quả trứng vịt lộn cùng lúc (Ảnh minh họa)

Ăn nhiều hay ít?

Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại, các bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, trứng vịt lộn tốt hơn trứng vịt thường nhiều, nhưng ăn vào phải đúng liều lượng và đúng cách mới hiệu quả.

- Không nên ăn trứng vịt lộn hàng ngày vì quá nhiều chất dinh dưỡng.

- Mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

- Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.

- Phụ nữ có thai chỉ nên ăn 2 quả/tuần, nhưng không ăn 2 quả cùng lúc.

- Trẻ từ 5 - 12 tuổi chỉ nên ăn 1/2 quả trứng vịt lộn, hay 1 - 2 quả trứng cút lộn /ngày. Nếu trẻ bị còi cọc, thể lực yếu… có thể ăn mỗi ngày 1 quả trứng vịt lộn, hay 5 quả trứng cút lộn, ăn một liệu trình là 15 ngày liền.

Với những người gầy yếu, trứng vịt lộn là món ăn rất hữu hiệu đối với những người gầy yếu muốn tăng cân, thích hợp với những người cơ thể suy nhược, xanh xao thiếu máu… vì nó cung cấp nhiêu chất bổ dưỡng cho cơ thể, giúp sản sinh nhiều năng lượng. Người gầy yếu có thể ăn liên tục từ 60 - 90 ngày. Nhưng cùng với ăn trứng vịt lộn, người gầy cần phải nạp vào cơ thể lượng dầu mỡ cần thiết để hòa tan và hấp thụ trọn vẹn.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, trứng vịt lộn và món lẩu trứng vịt lộn chỉ nên ăn vào buổi sáng, buổi trưa để cơ thể tiêu hóa dễ hơn. Tránh ăn vào buổi tối vì khó tiêu, đi ngủ sẽ bị khó chịu vì dạ dày sẽ bị đầy hơi, không tiêu hóa kịp./.

VOV.VN (Theo báo Gia đình & Xã hội)

Chia sẻ bài viết