Viêm mũi là tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương, viêm
Viêm mũi là gì? Các dấu hiệu của bệnh viêm mũi
Viêm mũi là tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương, viêm, phù nề, gây ra các triệu chứng:
Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm mũi, khiến người bệnh khó thở, khó ngủ. Nguyên nhân là do niêm mạc mũi bị sưng, viêm, khiến cho các mạch máu trong mũi giãn ra, thu hẹp đường thở.
Chảy nước mũi: Nước mũi có màu trong hoặc đục, có thể kèm theo mủ. Nguyên nhân là do cơ thể tăng sản xuất chất nhầy để đưa dị vật ra khỏi đường hô hấp. Chất nhầy này có thể chảy ra ngoài mũi hoặc xuống họng gây viêm họng.
Hắt hơi: Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng hoặc nhiễm trùng ra khỏi mũi. Hắt hơi thường xảy ra theo cơn, có thể kèm theo chảy nước mũi.
Đau đầu: Là triệu chứng không phổ biến của viêm mũi, nhưng có thể xảy ra ở một số người. Nguyên nhân là do áp lực của chất nhầy trong mũi gây căng thẳng cho các mạch máu xung quanh. Đau đầu do viêm mũi thường là đau nhẹ, âm ỉ và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên đầu.
Các loại viêm mũi và nguyên nhân thường gặp
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý phổ biến, xảy ra do cơ thể phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông động vật,...
Bệnh có các triệu chứng đặc trưng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa mũi. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường bắt đầu ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và giảm dần trong vòng một đến vài giờ.
Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 thể, đó là: viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi là do tiếp xúc với dị nguyên, vi khuẩn, virus
Viêm mũi không dị ứng
Viêm mũi không dị ứng có các triệu chứng tương tự như viêm mũi dị ứng nhưng nguyên nhân gây bệnh là do các yếu tố khác, không phải do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các chất gây dị ứng.
Nguyên nhân gây viêm mũi không dị ứng có thể bao gồm:
Thay đổi thời tiết, chẳng hạn như thời tiết lạnh hoặc khô.
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp,...
Các bệnh lý mãn tính như viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản,...
Viêm mũi do vi khuẩn, virus
Viêm mũi cấp tính là dạng nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến nhất và thường do virus.
Các nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi do virus bao gồm rhinovirus, coronavirus, adenovirus, virus cúm, virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp và enterovirus.
Bên cạnh đó, viêm mũi do vi khuẩn cũng có thể xảy ra, đặc biệt là người có sức đề kháng kém. Các loại vi khuẩn gây viêm mũi thường gặp bao gồm Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis,...
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau.
Biện pháp điều trị bệnh viêm mũi hiệu quả
Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh viêm mũi là loại bỏ nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Dưới đây là một số cách chữa bệnh viêm mũi thường được áp dụng:
Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối: Đây là một phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn để làm sạch mũi, loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy và các tác nhân gây dị ứng. Dung dịch nước muối có thể được sử dụng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Xịt mũi chứa tinh dầu: Nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm nên tinh dầu thường được sử dụng để giảm triệu chứng nghẹt mũi.
Thuốc chứa thành phần kháng Histamin H1: Thuốc được sử dụng trong viêm mũi dị ứng do ngăn cản tình trạng dị ứng diễn ra. Vì vậy các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, phù nề nhanh chóng được cải thiện.
Thuốc chứa corticoid: Các thuốc dạng xịt có chứa Fluticasone propionate, Mometasone furoate,... dùng trong trường hợp viêm mũi mức độ trung bình và nặng. Các hoạt chất này có thể được phối hợp với nhóm kháng Histamin H1 để tăng cường hiệu quả điều trị viêm mũi.
Kháng sinh điều trị: Được sử dụng trong trường hợp viêm mũi nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng của viêm mũi do vi khuẩn thường nặng hơn viêm mũi dị ứng, bao gồm: sốt, dịch mũi xanh, vàng.
Xịt mũi chứa tinh dầu, kháng histamin, corticoid điều trị bệnh viêm mũi
Nozeytin - Lựa chọn hàng đầu của người bị viêm mũi
Azelastin là hoạt chất kháng Histamin thế hệ mới, ngăn chặn Histamin gắn vào thụ thể. Vì vậy, Histamin không xảy ra tác dụng, không gây giãn mạch, phù nề niêm mạc. Từ đó ngăn chặn tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,... xảy ra.
Là một kháng Histamin thế hệ mới, Azelastin giúp điều trị bệnh viêm mũi an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn.
Thuốc kháng Histamin chữa viêm mũi có thể được sử dụng dưới dạng uống hoặc xịt mũi. Tuy nhiên, liều dùng của đường uống thông thường cao hơn rất nhiều so với xịt tại chỗ. Do đó, xu hướng sử dụng thuốc kháng Histamin dạng xịt được ưu tiên hơn.
Nozeytin chứa Azelastin 0,1% (15mg/15ml) được thiết kế dưới dạng xịt mũi tại chỗ. Thuốc đem lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 15 phút sử dụng và kéo dài lên đến 24 giờ. Đặc biệt, liều dùng mỗi ngày chỉ khoảng 0,3 - 0,6mg. Nhờ đó hạn chế được tình trạng khô niêm mạc hô hấp, chảy máu cam khi sử dụng thuốc ở liều lượng cao.
Chính vì vậy, Nozeytin được xem là giải pháp hàng đầu cho người bệnh viêm mũi, có thể sử dụng an toàn, dài ngày.
Nozeytin - Thuốc kháng Histamin chuyên trị bệnh viêm mũi dị ứng
Hy vọng thông tin được cung cấp trong bài viết này giúp bạn có được cái nhìn rõ hơn về bệnh lý viêm mũi. Hãy có biện pháp phòng ngừa, chăm sóc cho cả gia đình.
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 19006436
Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Dược phẩm Meracine./.
Đ.C