Tiếng Việt | English

07/12/2019 - 06:50

Đưa ẩm thực Việt ra thế giới qua chuỗi sự kiện ASIA Food and Beverage

Ngành ẩm thực Việt có những bước tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua, từ hệ thống nhà hàng, khách sạn cho đến quán càphê, địa điểm ăn uống...

Khách tham quan và thưởng thức ẩm thực Việt Nam tại Hội chợ Từ thiện Quốc tế Bazaar 2019. (Ảnh: Việt Khoa/TTXVN)

Khách tham quan và thưởng thức ẩm thực Việt Nam tại Hội chợ Từ thiện Quốc tế Bazaar 2019. (Ảnh: Việt Khoa/TTXVN)
Ngày 6/12, Hiệp hội văn hóa, ẩm thực Việt Nam (VCCA) và Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV) công bố thông tin chuỗi sự kiện ASIA Food and Beverage và ASIA Food and Beverage Summit.

Chuỗi sự kiện nhằm chào mừng Việt Nam chính thức tiếp cận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện ASIA Food and Beverage và ASIA Food and Beverage Summit dự kiến diễn ra ngày 5/3/2020, sẽ tập trung vào những vấn đề trọng yếu của ngành F&B (Food and Beverage Department - bộ phận chuyên cung cấp thức ăn và đồ uống cho các thực khách tại resort, khách sạn) như xu hướng phát triển, mô hình kinh doanh hiệu quả, chuẩn hóa và phát triển chuỗi, ứng dụng công nghệ...

Bên cạnh đó, còn có các hoạt động gồm triển lãm quốc tế với sự tham gia của hơn 30 nhà cung cấp F&B đến từ châu Á; phiên kết nối kinh doanh; lễ vinh doanh nhà hàng kết hợp với biểu diễn ẩm thực...

Theo ông Chử Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV), Việt Nam vừa vinh dự được nhận giải thưởng "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019" và đang được đề cử là "Điểm đến hàng đầu thế giới về ẩm thực."

Ngành ẩm thực Việt có những bước tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua, từ hệ thống nhà hàng, khách sạn cho đến quán càphê, địa điểm ăn uống...

Thị trường F&B Việt Nam liên tục thu hút nguồn đầu tư từ doanh nghiệp và sự gia nhập của đa dạng chuỗi kinh doanh toàn cầu. Trên nền tảng này, ngành ẩm thực Việt Nam được dự đoán sẽ tạo ra một nền văn hóa ẩm thực phong phú cho người tiêu dùng nội địa lẫn du khách quốc tế.

Để khai thác tiềm năng của ngành, Việt Nam cần tạo ra hệ sinh thái phát triển kinh doanh không giới hạn cho chủ sở hữu, nhà đầu tư ngành F&B, khuyến khích trao đổi văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển văn hóa ẩm thực và tốc độ tăng trưởng lĩnh vực này tăng không ngừng qua từng năm nhưng ông Lê Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội văn hóa, ẩm thực Việt Nam (VCCA), cho rằng vấn đề là cần làm gì để kết nối và giới thiệu doanh nghiệp, thương hiệu F&B đến với người tiêu dùng, du khách trong, ngoài nước. Trong đó, hệ thống nhà hàng, khách sạn cần trở thành đầu mối quảng bá và xây dựng thương hiệu văn hóa, ẩm thực Việt Nam thông qua những sản phẩm, dịch vụ chất lượng./.

Theo TTXVN

Chia sẻ bài viết


Nhà hàng Yoyo Nam Kỳ Khởi Nghĩa Tủ nấu cơm sản xuất giá rẻ Cách phối hợp hương vị
Liên kết hữu ích