Tiếng Việt | English

24/10/2022 - 14:27

Hậu Giang tiếp tục ứng phó với đợt triều cường kết hợp mực nước dâng cao

Dự báo mực nước ở tỉnh Hậu Giang khu vực ảnh hưởng triều biển Đông và dòng chảy trên sông Hậu đạt đỉnh triều cường vào ngày 25- 27/10. Khu vực ảnh hưởng triều biển Tây đạt đỉnh vào ngày 26-29/10.

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, hiện tại mực nước trên sông Hậu đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và mực nước sông, kênh, rạch, nội đồng trong tỉnh đang lên nhanh và ở mức cao trên báo động III từ 0,15-0,26m và dự báo tiếp tục lên nhanh vào những ngày tới, gây ngập lụt nhiều nơi trong tỉnh.

Dự báo mực nước ở tỉnh Hậu Giang khu vực ảnh hưởng triều biển Đông và dòng chảy trên sông Hậu đạt đỉnh triều cường vào ngày 25- 27/10. Khu vực ảnh hưởng triều biển Tây đạt đỉnh vào ngày 26-29/10.

Nhiều hộ dân ở tỉnh Hậu Giang bị ngập lụt do đợt triều cường kết hợp mực nước dâng cao vào trung tuần tháng 10 vừa qua. 

Mực nước cao nhất tại Trạm thủy văn Phụng Hiệp từ 1,72 -1,80m trên báo động III từ 0,32-0,40m; tại Trạm thủy văn Vị Thanh từ 0,85-0,90m trên báo động III từ 0,10-0,15m, gây ngập lụt sâu, trên diện rộng tại các địa phương như huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, thành phố Ngã Bảy và một phần huyện Phụng Hiệp, với thời gian kéo dài từ 5-8 ngày. Các địa phương còn lại ngập lụt cục bộ với thời gian kéo dài từ 6-10 ngày.

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, triều cường, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo của triều cường thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền và người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại, chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn về phòng, chống thiên tai.

Tăng cường kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, khu vực thấp trũng, có nguy cơ ảnh hưởng triều cường, mưa lớn gây ngập cục bộ. sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất; gia cố, bảo vệ vùng nuôi trồng thủy sản; thu hoạch hoa màu, lúa,... đến thời kỳ thu hoạch, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, đặc biệt là hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, triều cường. Đồng thời, bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra…/.

Theo VOV.VN

Chia sẻ bài viết