Khu di tích lịch sử ngã 4 Đức Hòa - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống
Mỗi dịp tháng 7 về, Khu di tích lịch sử đón hàng ngàn người từ nhiều địa phương trong và ngoài huyện đến thăm viếng, ôn lại truyền thống hào hùng của các lớp cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Trong những ngày qua, Khu di tích lịch sử ngã 4 Đức Hòa đón hàng chục đoàn khách, cán bộ, chính quyền địa phương, đoàn viên, thanh niên đến thăm viếng, tìm hiểu lịch sử hào hùng của dân tộc
Để thuận tiện cho việc tham quan, tìm hiểu thông tin lịch sử, hiện du khách có thể quét mã QR tại khu di tích
Di tích lịch sử ngã tư Đức Hòa tọa lạc tại điểm giao nhau giữa Đường tỉnh 824 và Đường tỉnh 825 thuộc thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại nơi này, vào ngày 4/6/1930, đồng chí Châu Văn Liêm - Bí thư liên tỉnh Gia Định – Chợ Lớn và đồng chí Võ Văn Tần - Bí thư Quận ủy Đức Hòa lãnh đạo hơn 5.000 nông dân Đức Hòa tập trung trước Dinh Quận trưởng đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống đàn áp.
Khi bị địch đàn áp, chĩa súng ống, lưỡi lê vào đoàn người, người chiến sĩ cộng sản kiên trung – Châu Văn Liêm hô vang khẩu hiệu: “Đừng sợ chết, hết chục này còn chục khác, hết trăm này còn trăm khác”. Lời kêu gọi hiệu triệu cho đoàn biểu tình xốc tới với khí thế ngày càng mạnh mẽ. Trong giây phút này, địch xả súng thẳng vào đoàn người biểu tình. Đồng chí Châu Văn Liêm cùng nhiều đồng bào, chiến sĩ anh dũng hy sinh. Cuộc biểu tình ngày 04/6/1930 ở Đức Hòa được xem là đỉnh cao của phong trào cách mạng tỉnh Tân An - Chợ Lớn năm 1930, chứng minh cho khả năng lãnh đạo, vận động quần chúng đấu tranh của Đảng, và niềm tin một lòng theo Đảng của người dân Đức Hòa
Phù điêu Châu Văn Liêm và cuộc biểu tình phản đối thực dân Pháp tại ngã tư quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn ngày 04/6/1930 được khánh thành vào cuối năm 2021
Cũng tại khu vực này, những năm 1940-1941, người dân Đức Hòa tiếp tục hưởng ứng và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ do Đảng lãnh đạo. Sau Nam Kỳ khởi nghĩa, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng. Cũng trong thời điểm này, ở thị trấn Đức Hòa một đài xử bắn được lập nên để hành hình những chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa. Tại đây, trong 3 ngày 07-08-09/7/1941, địch liên tiếp xử bắn các đồng chí cách mạng kiên trung
Ngày 05/9/1989, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định số 1570-VH/QĐ công nhận Khu vực ngã tư Đức Hòa là Di tích lịch sử cấp Quốc gia
Những hình ảnh, kỷ vật lịch sử hiện vẫn được lưu giữ tại nhà trưng bày khu di tích
Hệ thống lô cốt kiên cố do Mỹ - Ngụy xây dựng hiện vẫn được lưu giữ tại Khu di tích lịch sử ngã 4 Đức Hòa cho du khách tham quan
Đoàn viên, thanh niên hào hứng khi được tham quan và nghe giới thiệu về lịch sử khu di tích
Mỗi dịp tháng 7 về, Khu di tích lịch sử đón hàng ngàn người từ nhiều địa phương trong và ngoài huyện đến thăm viếng, ôn lại truyền thống hào hùng của các lớp cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho Tổ quốc
Theo Phó Chủ tịch UBND thị trấn Đức Hòa - Lê Minh Vương, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể thị trấn luôn quan tâm công tác đền ơn đáp nghĩa, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống cho Tổ quốc. “Vinh dự khi trên địa bàn thị trấn có Khu di tích lịch sử ngã 4 Đức Hòa. Đây không chỉ là niềm tự hào của nhân dân thị trấn, huyện Đức Hòa mà khu di tích còn là địa chỉ đỏ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ trong và ngoài tỉnh”, ông Vương cho biết./.
Kiên Định – Võ Thành Nguyễn
- Áp thấp nhiệt đới mạnh lên trên Biển Đông, hướng thẳng Nam bộ, Tây nguyên (22/12)
- Thời tiết hôm nay 22/12: Bắc Bộ rét, Nam Bộ sáng lạnh (22/12)
- Hơn 106 tỉ đồng trợ cấp tết cho các đối tượng (21/12)
- Trao quà cho người dân biên giới (21/12)
- Nghề từ lũy tre làng (21/12)
- Tất bật chuẩn bị chăm lo tết cho đoàn viên, người lao động (21/12)
- Biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới, hướng vào vùng biển Nam bộ (21/12)
- Gương mẫu, trách nhiệm (21/12)